Trên thị trường quảng cáo trực tuyến sôi động hiện nay, TikTok nổi lên như một nền tảng tiềm năng với lượng người dùng khổng lồ. Tuy nhiên, việc sử dụng nền tảng này để quảng bá thương hiệu và sản phẩm cũng đi kèm với những rủi ro, đặc biệt là vấn đề tài khoản quảng cáo TikTok bị vô hiệu hóa. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của một vài chiến dịch đơn lẻ, mà còn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Hãy cùng Mega Digital tìm hiểu kỹ 7 nguyên nhân dẫn đến việc tài khoản bị vô hiệu hóa và cách xử lý kịp thời nhé!
Mục lục
Cách nhận biết tài khoản quảng cáo TikTok bị vô hiệu hóa
Một số dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất khi tài khoản bị khóa, đó là:
- Thông báo: Bạn nhận được email hoặc thông báo trong ứng dụng TikTok Ads thông báo tài khoản của bạn đã bị vô hiệu hóa.
- Lỗi: Khi cố gắng chạy quảng cáo, bạn sẽ gặp lỗi thông báo rằng tài khoản của bạn không được phép chạy quảng cáo.
Đặc biệt, bạn sẽ mất quyền truy cập vào tất cả dữ liệu chiến dịch, lịch sử quảng cáo và khả năng chạy quảng cáo trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc bạn mất đi kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng và phung phí số tiền còn lại trong tài khoản.
Vì vậy, các doanh nghiệp và nhà quảng cáo nên lưu ý những nguyên nhân sau đây để tránh gặp phải vấn đề này trong tương lai.
Tổng hợp 7 nguyên nhân dẫn đến tài khoản quảng cáo bị TikTok vô hiệu hóa
Bắt đầu chiến dịch quảng cáo trên TikTok là một hành trình đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho tài khoản quảng cáo của bạn, Mega Digital khuyến cáo nhà quảng cáo nắm bắt và tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách và nguyên tắc do TikTok đề ra.
Dưới đây là 7 lỗi thường gặp nhất có thể khiến tài khoản quảng cáo TikTok của bạn bị vô hiệu hóa:
#1 Vi phạm chính sách quảng cáo của TikTok
Nguyên nhân chi tiết
Thông thường, nguyên nhân tài khoản quảng cáo TikTok bị vô hiệu hóa do vi phạm chính sách về:
- Sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo
- Nội dung quảng cáo
Về sản phẩm/dịch vụ quảng cáo
TikTok Việt Nam có quy định nghiêm ngặt về những loại sản phẩm được xuất hiện trên nền tảng này. Nhà quảng cáo và doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
- Các sản phẩm bị hạn chế quảng cáo:
- Đồ uống có cồn dưới 15 độ: được quảng cáo cho người xem trên 18 tuổi và cần có câu khuyến nghị
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ/ Bao cao su: được quảng cáo cho người dùng tuổi 18+ và không có hình ảnh cơ thể người nhạy cảm
- Băng vệ sinh/ Cốc nguyệt san: được quảng cáo cho người dùng tuổi 13+
- App hẹn hò: được quảng cáo cho người dùng 18+
- Thuốc không kê đơn (OTC medicines): cần cung cấp giấy phép quảng cáo + giấy công bố sản phẩm đầy đủ của Bộ/ Sở Y Tế
- Thực phẩm đã chế biến: cần cung cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Các sản phẩm bị cấm quảng cáo:
- Hàng giả của các thương hiệu lớn
- Ma tuý/ chất cấm/ chất gây nghiện
- Đánh bạc
- Sản phẩm người lớn/ văn hoá phẩm đồi trụy/ nở ngực/ giảm cân/ nội tiết phụ nữ
- Sản phẩm và dịch vụ liên quan đến Chính trị/ Quân đội/ Vũ khí/ Covid-19/ Mua bán động vật hoang dã quý hiếm/ Mua bán nội tạng/ Hoá chất độc hại/ Tang lễ/ Phá thai/ Xác định giới tính trước khi sinh
- Sản phẩm vi phạm đạo đức (camera quay lén/ app theo dõi)
- Thuốc lá/ thuốc lá điện tử
- Dịch vụ tang lễ
- Giao dịch Forex/ Tiền điện tử
- Thuốc kê đơn (ETC medicines)
- Thuốc thú y
Nếu sản phẩm của bạn thuộc nội dung bị hạn chế hoặc bị cấm thì rủi ro tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa là khá cao. Cụ thể, lần đầu tiên vi phạm bạn có thể sẽ chỉ bị gắn cờ nhắc nhở. Tuy nhiên, ở những lần vi phạm tiếp theo, chiến dịch của bạn sẽ không được duyệt. Đồng thời, quảng cáo có thể bị chặn và tài khoản sẽ bị khoá vĩnh viễn.
Về nội dung quảng cáo:
Những lỗi phổ biến mà rất nhiều nhà quảng cáo và doanh nghiệp mắc phải:
- Lỗi chính tả, ngôn ngữ và các lỗi liên quan đến Ad Text
- Lỗi hình ảnh/ logo/ video và sản phẩm của bên thứ 3 (3rd Party Asset)
- Lỗi hình ảnh bẩn/hình ảnh nhạy cảm
- Lỗi so sánh trạng thái Trước/ Sau (Before/ After)
- Lỗi nói quá về công dụng/ tính năng sản phẩm
- Lỗi sử dụng hình ảnh các nhân vật không được cho phép
- Lỗi chỉnh sửa video/ hình ảnh không đúng chuẩn
- Lỗi thông tin không hoặc thiếu sự đồng nhất
- Lỗi trang đích (Landing Page) không đạt chuẩn
- Lỗi dùng hashtag trong Spark Ads (chạy ads = video có sẵn trên TikTok Page)
Tùy theo mức độ và tần suất vi phạm, tài khoản quảng cáo của bạn có thể bị gắn cờ, hạn chế một phần hoặc vô hiệu hóa.
Cách xử lý
- Kiểm tra lại nội dung quảng cáo bao gồm cả ngôn từ, hình ảnh và âm thanh.
- Gửi kháng nghị theo biểu mẫu của TikTok và chờ TikTok giải quyết từ 24 đến 72 giờ
- Hoặc bạn có thể mở mới một tài khoản và bắt đầu chiến dịch
- Liên hệ các đối tác chính thức của TikTok như Mega Digital để rút ngắn thời gian kháng nghị nhanh nhất
#2 Lỗi trang đích quảng cáo
Nguyên nhân chi tiết
TikTok thường xuyên kiểm duyệt chặt chẽ các trang đích (Landing Page) trong quá trình lên chiến dịch quảng cáo. Nếu trang đích bạn chọn để quảng cáo vi phạm một trong các lỗi như:
- Trang đích không có chức năng:
Cụ thể là trang đích bị hết hạn, còn đang xây dựng, nội dung không đầy đủ, giao diện di động không thân thiện với người dùng, trình duyệt không có nút quay lại hay tự động tải tập tin,…
- Trang đích chứa nội dung bị cấm:
Bao gồm các sản phẩm bị hạn chế/ bị cấm và các từ ngữ, hình ảnh liên quan đến chính sách của TikTok đã được Mega Digital nhắc đến ở phía trên.
- Web thương mại điện tử thiếu thông tin:
Các thông tin chứng minh doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh như tên công ty, địa chỉ công ty, các loại giấy phép kinh doanh, hiển thị giá nội tệ, điều khoản và điều kiện, thông tin giao hàng, chính sách bảo mật, chính sách hoàn trả,…
- Trang đích phải tuân theo Chính sách bảo mật:
Landing Page thu thập các thông tin cá nhân nhạy cảm sẽ không được TikTok phê duyệt. Các thông tin này bao gồm: nhận dạng cá nhân, tài chính bảo hiểm, nhận dạng mạng, sinh trắc học, sức khỏe y tế.
Nếu vi phạm chính sách quảng cáo đối với trang đích TikTok Ads, lần 1 tài khoản sẽ bị nhắc nhở, những lần tiếp theo sẽ bị gắn cờ tài khoản hoặc vô hiệu hóa.
Cách xử lý
- Kiểm tra, cải thiện các chức năng gặp vấn đề của trang đích
- Loại bỏ các nội dung bị cấm
- Bổ sung thông tin trang web thương mại theo đúng yêu cầu
- Nếu bạn chắc chắn quảng cáo không mắc lỗi trang đích thì hãy kháng nghị theo biểu mẫu của TikTok hoặc tạo tài khoản quảng cáo mới
#3 Quảng cáo chứa từ bị cấm
Nguyên nhân chi tiết
Giống như quảng cáo Facebook, TikTok Ads có quy định riêng về những từ ngữ không được xuất hiện trên nền tảng này. Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật chính sách từ khóa và nội dung bị cấm mới để giảm thiểu rủi ro bị gắn cờ hoặc quảng cáo TikTok không cắn tiền.
Một số từ bị cấm trên TikTok Ads hiện nay: điều trị, chữa bệnh, cam kết, 100%, khẩu trang, covid, corona,…
Cách xử lý
- Kiểm tra từ ngữ sử dụng trong quảng cáo. Bạn có thể loại bỏ những từ bị cấm hoặc thay bằng những từ đồng nghĩa
- Kháng nghị theo biểu mẫu nếu bạn thấy TikTok đang nhầm lẫn khi xét duyệt
- Tạo tài khoản quảng cáo mới để bắt đầu lại chiến dịch
#4 Vi phạm bản quyền thương hiệu lớn
Nguyên nhân chi tiết
Vi phạm bản quyền thương hiệu lớn khi quảng cáo trên TikTok được định nghĩa là nội dung của bạn mang dấu hiệu xâm phạm đến hình ảnh thương hiệu khác. Cụ thể là chứa hình ảnh logo, nhãn mác, nội dung văn bản hoặc trang đích (Landing page) chứa tên các thương hiệu nước ngoài có tiếng trên thị trường (Adidas, Nike, Puma,…)
Hậu quả cũng tương tự những trường hợp kể trên, quảng cáo của bạn có thể sẽ:
- Không được duyệt
- Không cắn tiền
- Lặp lại nhiều lần sẽ bị khóa/vô hiệu hóa tài khoản cao
Cách xử lý
- Loại bỏ những dấu ấn thương hiệu lớn trong quảng cáo
- Kháng nghị trực tiếp hoặc liên hệ các đối tác của TikTok như Mega Digital để được rút ngắn thời gian hỗ trợ kháng nghị
- Tạo tài khoản quảng cáo mới
#5 Tài khoản không được sử dụng trong thời gian dài
Nguyên nhân chi tiết
Theo quy định của TikTok, tài khoản không truy cập hay không hoạt động trong vòng 180 ngày sẽ bị khóa. Đồng thời, tên người dùng có thể bị đặt lại ngẫu nhiên dưới dạng chữ số. Việc tài khoản của bạn có hoạt động hay không sẽ không được hiển thị công khai.
Cách xử lý
- Kháng nghị và nêu rõ lý do: tài khoản không sử dụng trong thời gian dài
- Với lỗi này thì tạo tài khoản quảng cáo mới sẽ nhiều khả năng thành công hơn
#6 Nợ tiền quảng cáo
Nguyên nhân chi tiết
TikTok Ads hoạt động theo cơ chế nạp tiền trước và chạy quảng cáo sau. Bạn không được nợ tiền (như Facebook Ads) và con số tối thiểu là 200.000 VNĐ. Cách nạp tiền trên TikTok Ads:
Click “Thanh toán” tại Bảng điều khiển > Thêm số dư > Xác minh thông tin doanh nghiệp > Điền số tiền và thông tin thẻ.
Cách xử lý
Với nguyên nhân này thì cách giải quyết duy nhất bạn có thể làm là nhanh chóng Nạp tiền vào tài khoản quảng cáo, đồng thời nên lưu ý theo dõi ngân sách khi chạy chiến dịch để tránh gặp phải lỗi này.
#7 Lỗi kiểm duyệt
Nguyên nhân chi tiết
Nếu tài khoản quảng cáo TikTok bị gắn cờ, không cắn tiền hoặc thậm chí bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, bạn cho rằng mình không vi phạm lỗi nào, thì có nhiều khả năng là có lỗi trong quá trình kiểm duyệt quảng cáo.
>>>Đọc thêm: 8 Nguyên nhân quảng cáo TikTok không duyệt
Cách xử lý
- Liên hệ trực tiếp với TikTok bằng việc kháng nghị, hãy nói rõ điều gì đã xảy ra với tài khoản quảng cáo của bạn và cung cấp thông tin giấy tờ liên quan
- Liên hệ với đối tác chính thức của TikTok là Mega Digital để được giải quyết nhanh hơn
- Đổi sang sử dụng tài khoản quảng cáo TikTok Agency để tránh các gặp các lỗi về kiểm duyệt
Biện pháp tránh những lỗi khiến tài khoản TikTok bị vô hiệu hóa
Tài khoản TikTok bị vô hiệu hóa là điều mà bất kỳ người dùng nào cũng muốn tránh. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng mà còn có thể gây ra những tổn thất về mặt công việc, kinh doanh. Vậy nên, ngoài việc chấp hành chính sách quảng cáo, Mega Digital đề xuất khách hàng sử dụng tài khoản quảng cáo TikTok Agency. Đây là loại tài khoản được phân phối dành riêng cho các agency quảng cáo, mang đến nhiều lợi ích vượt trội so với tài khoản thông thường:
- Độ ổn định cao hơn: Nhờ quy trình xét duyệt nghiêm ngặt và hệ thống quản lý chặt chẽ, tài khoản TikTok Agency có độ ổn định cao hơn, giúp giảm thiểu nguy cơ bị vô hiệu hóa.
- Hỗ trợ từ Agency: Khi sử dụng tài khoản TikTok Agency, bạn sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc biệt, hiện nay, với mỗi doanh nghiệp, nhà quảng cáo hay nhà bán hàng sử dụng tài khoản quảng cáo TikTok Agency của Mega Digital sẽ được hoàn lại tối đa 3.5% ngân sách đã chi tiêu trước đó. Điều này sẽ giúp nhà bán hàng, nhà quảng cáo có thể tiếp tục duy trì chiến dịch và tiết kiệm chi phí hơn so với tài khoản cá nhân.
Kết luận
Trên đây là 7 nguyên nhân tài khoản quảng cáo TikTok bị vô hiệu hóa và cách giải quyết cụ thể từng trường hợp. Điều quan trọng nhất để tránh những vấn đề có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch, đó chính là việc nhà quảng cáo am hiểu và tuân thủ chính sách quảng cáo của TikTok. Hãy luôn sử dụng TikTok một cách an toàn và có trách nhiệm. Và đừng quên liên hệ với Mega Digital để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của bạn một cách hiệu quả nhất!