Vào ngày 29/10/2024, Mega Digital với sự tài trợ từ TikTok for Business đã tổ chức thành công sự kiện EcomWorld Meetup: Chinh Phục Thị Trường Quốc Tế Cùng TikTok & Amazon với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp, cá nhân, và chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sự kiện đã mang đến một không gian kết nối tuyệt vời cho các nhà bán hàng và nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế qua hai nền tảng đang phát triển mạnh mẽ là TikTok và Amazon.
Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển toàn cầu và nắm bắt các chiến lược bán hàng hiệu quả, sự kiện đã quy tụ nhiều diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử như anh Alex Huynh – Partnership Manager TikTok, chị Châu Nguyễn – Account Manager Amazon, và anh Nguyễn Hoàng Lâm – CEO Mega Digital.
Đến với sự kiện, các chuyên gia đã mang đến những chia sẻ thiết thực về cách xây dựng thương hiệu, tối ưu quảng cáo, và phương pháp tiếp cận người tiêu dùng trên các thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi tham gia sự kiện, các nhà bán hàng đã có cơ hội được nghe những câu chuyện thành công từ các doanh nghiệp đã và đang sử dụng TikTok và Amazon để chinh phục khách hàng toàn cầu, mở ra nhiều góc nhìn mới và cơ hội hợp tác trong tương lai.
>>> Tìm hiểu thêm: Recap Hội thảo: Bứt phá mùa Siêu Mua Sắm cùng TikTok for Business
Mục lục
Phần 1: Toàn Cảnh Thương Mại Điện Tử Toàn Cầu: Xu Hướng Ứng Dụng Ai Trong Bán Hàng
Mở đầu chương trình là phần chia sẻ của anh Alex Huynh – đại diện đến từ TikTok for Business.
Đầu tiên, anh Alex Huynh đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường thương mại điện tử toàn cầu, nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng kinh doanh xuyên biên giới trong những năm gần đây.
Anh chia sẻ: ‘’Khi nhắc tới kinh doanh xuyên biên giới, hầu hết các MMO ở Việt Nam đều hướng tới thị trường US hoặc Canada. Tuy nhiên khi nhắc đến thị trường toàn cầu, chúng ta còn các nước Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á cũng là những thị trường rất tiềm năng để khai thác.”
Theo anh Alex, khi cân nhắc thương mại điện tử xuyên biên giới những năm gần đây, các doanh nghiệp có hai xu hướng lựa chọn là sử dụng TikTok Shop US hoặc thông qua các nền tảng DTC khác.
Anh chia sẻ, đối với các sàn DTC, người dùng sẽ phải thực hiện một số thao tác trên nền tảng khác (VD: mua hàng ở một website khác nhưng được quảng cáo trên TikTok). Tuy nhiên, đối với TikTok Shop – nền tảng thương mại điện tử all-in-one, toàn bộ quy trình mua hàng từ xem video, vào giỏ hàng, tìm kiếm thông tin, mua hàng sẽ dược tích hợp trong TikTok Shop.
Tiếp nối phần chia sẻ, Alex Huynh đã giới thiệu về các giải pháp AI tiên tiến mà TikTok đang áp dụng để hỗ trợ các nhà bán hàng – Smart+.
Bên cạnh đó, Alex cũng chia sẻ cách các nhà bán hàng có thể tận dụng trào lưu AI trên TikTok để tạo lợi thế cạnh tranh. Các công cụ AI không chỉ giúp phân tích xu hướng mua sắm mà còn hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi.
Trong phần chia sẻ của mình, anh Alex cũng đưa ra bộ 4 chiến lược tối ưu khi sử dụng Smart+ để tối ưu về mặt vận hành cho doanh nghiệp, bao gồm kết nối dữ liệu, chất lượng và số lượng quảng cáo, quản lý chiến dịch, đo lường.
- Kết nối dữ liệu: Thiết lập API TikTok Pixel và Events API. Đối với quảng cáo trên web, nên sử dụng danh mục để hưởng lợi từ Smart+ Catalog Ads.
- Chất lượng và số lượng quảng cáo: Thêm ít nhất sáu nội dung quảng cáo khi tạo chiến dịch và để Smart+ xử lý việc tối ưu hóa quảng cáo.
- Quản lý chiến dịch: Để Smart+ chạy trong ít nhất bảy ngày. Để có kết quả tốt nhất, cần bắt đầu với CPA ít nhất gấp 10 lần cho các mục tiêu tương đương.
- Đo lường: Tận dụng thử nghiệm phân tích để xác thực mức tăng hiệu suất của các chiến dịch Smart+.
Kết thúc phần trình bày của mình, anh Alex đã khẳng định lại một lần nữa khả năng nâng cao hiệu suất đồng thời đơn giản hóa trải nghiệm quảng cáo của Smart+, giúp quá trình A/B test diễn ra một cách dễ dàng, chuyển ngân sách sang quảng cáo hiệu quả nhất để có kết quả tốt hơn và nhanh hơn.
Phần 2: Bắt Đầu Bán Hàng Xuyên Biên Giới Cùng Amazon
Tiếp nối phần trình bày của anh Alex Huynh là phần chia sẻ của chị Châu Nguyễn – Account Manager tại Amazon Global Selling Vietnam về các phương pháp tăng hiệu quả kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
Mở đầu phần trình bày, chị Châu Nguyễn nhấn mạnh tiềm năng khổng lồ của Amazon, đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng ra thị trường quốc tế. Để minh chứng cho tiềm năng này, chị Châu đã giới thiệu câu chuyện thành công của Stanley, thương hiệu bình giữ nhiệt lâu đời từ Mỹ với hơn 100 năm lịch sử.
Chia sẻ về điều đã làm nên thành công vang dội của Stanley trên thị trường quốc tế, chị Châu đã chỉ ra các chiến lược trọng điểm của thương hiệu là đi sâu vào quảng bá tính năng sản phẩm cũng như sử dụng các kênh tiếp thị offline thông qua hệ thống phân phối và trang web của thương hiệu. Ngoài ra, nhãn hàng còn thúc đẩy kết hợp với KOL, KOC và tạo ra một quỹ sáng tạo mang tên Quỹ sáng tạo Stanley và mở rộng tệp khách hàng tới thế hệ trẻ hơn.
Qua câu chuyện về Stanley, chị Châu muốn khẳng định tầm quan trong của việc xây dựng thương hiệu bền vững, thân thiện với người dùng. Chị nhấn mạnh: “Đầu tiên, khi bán hàng, các nhà bán hàng cần quan tâm đến ba điểm cơ bản nhất: Sản phẩm của tôi là gì? Giá bán của tôi như thế nào? và Câu chuyện thương hiệu mà chúng tôi sẽ chia sẻ là gì?”
Chị chia sẻ thêm: “Việc xây dựng câu chuyện thương hiệu rõ ràng và thu hút sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường với mức giá cạnh tranh hơn đối thủ. Đi cùng với câu chuyện của thương hiệu, sản phẩm cần phải có những yếu tố gì để nổi bật trên thị trường.’’
Chị Châu cũng chỉ ra rằng khi bán hàng online, các doanh nghiệp sẽ có ít điểm chạm tới khách hàng hơn các hoạt động bán hàng offline, vì vậy các nhà bán hàng luôn phải đảm bảo các yếu tố nội dung và hình ảnh khi bán hàng trên Amazon. Để làm được việc này thì nghiên cứu đối thủ là rất quan trọng.
Nhờ vào các chiến lược tối ưu hóa điểm chạm này, các nhà bán hàng có thể xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ trên Amazon, tăng tỷ lệ chuyển đổi và mở rộng thành công tại các thị trường quốc tế và tạo ra được một tệp khách hàng trung thành.
Chị Châu đã kết thúc phần trình bày bằng việc khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi từ câu chuyện của Stanley, áp dụng các chiến lược tương tự để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu trên Amazon, nhằm chinh phục thị trường quốc tế.
Phần 3: Chiến Lược Tiếp Cận Khách Hàng Đa Quốc Gia Với Tiktok Ads
Sau khi đã có cái nhìn toàn cảnh về thương mại điện tử toàn cầu, anh Nguyễn Hoàng Lâm – CEO Mega Digital đã đưa ra những chiến lược cụ thể để xây dựng thương hiệu với TikTok for Business cũng như các phương pháp để duy trì và phát triển thương hiệu bền vững trên TikTok.
Bên cạnh đó anh cũng đề cập đến một case study thành công khi hợp tác với Mega Digital là trong việc sử dụng TikTok Ads là SUPERZ. Perfume để minh hoa cho các giải pháp mình đưa ra,
Đầu tiên, để giúp doanh nghiệp bắt đầu xây dựng thương hiệu toàn cầu với TikTok, anh Lâm nhấn mạnh: “Để có được sự chuẩn bị tốt, các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau,’’ và đưa ra ví dụ về sự hợp tác của SUPERZ. Perfume và Mega Digital.
Anh chia sẻ: ”SUPERZ. Perfume là một thương hiệu nước hoa trẻ tại Hungary từ 2021, đang phải đối mặt với các thách thức như tốc độ tăng trưởng mở rộng thương hiệu chậm, thiếu độ phủ sóng trên các nền tảng mới, và doanh nghiệp cũng chưa có đủ nguồn lực để có thể tận dụng hết lợi ích của các kênh truyền thông số và thách thức lớn nhất chính là làm thế nào để có thể cạnh tranh được với những thương hiệu nước hoa nổi tiếng đã có chỗ đứng trên thị trường.”
Nói về các giải pháp mà Mega Digital đã đặt ra để giúp SUPERZ giải quyết các vấn đề của mình, anh Lâm nhấn mạnh: ‘’Phải luôn luôn kết hợp giữa branding và performance để target đúng thị trường với chiến lược quảng cáo tối ưu, scale up doanh thu và thử nghiệm các định hướng sản xuất creative mới.’’
Theo anh Lâm, doanh nghiệp nên kết hợp linh hoạt giữa organic content và paid content để có thể tối đa hóa phát tán độ phủ. Anh chia sẻ rằng, sau khi chuyển đổi từ sử dụng quảng cáo non-Spark ads sang Spark Ads, SUPERZ đã quan sát được chi phí để một người dùng click vào quảng cáo giảm rất nhiều, đồng thời tỷ lệ chuyển đổi tăng vượt trội lên tới 350%.
Sau khi đã có những chiến lược bán đầu, anh bổ sung rằng: “Để duy trì và phát triển thương hiệu bền vững trên TikTok, phải luôn tìm cách làm mới sản phẩm của mình để phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải sử dụng triệt để các dât đã thu được nhờ viễ sử dụng quảng cáo trong giai đoan trước đó.’’
Anh cũng đề cập rằng brand cần phải tận dụng TikTok để xây dựng brand loyalty qua storytelling và chiến dịch tương tác và không nên bó buộc vào một nền tảng duy nhất để có thể có những hướng khai thác người dùng mới hơn.
Phần 4: Giải Pháp Thanh Toán Đa Kênh Dành Cho Nhà Bán Hàng Xuyên Biên Giới
Tiếp nối chương trình là phần trình bày của chị Emily Nguyễn đến từ Payoneer về giải pháp thanh toán đa kênh cho nhà bán hàng xuyên biên giới.
Mở đầu phần trình bày của mình, chị Emily đã chỉ ra các rào cản mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải khi giao dịch quốc tế, bao gồm thời gian xử lý chậm trễ, thủ tục rườm rà, hạn chế phương thức thanh toán cho các quốc gia ngoài Mỹ, Châu Âu, chi phí cao, thiếu tính minh bạch.
Để giải quyết những vấn đề tồn đọng này, chị Emily đã giới thiệu về giải pháp thanh toán đa kênh của Payoneer, giúp nhà bán hàng đơn giản hóa quy trình nhận tiền từ nhiều quốc gia khác nhau.
Với Payoneer, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý doanh thu từ cả khách hàng cá nhân (B2C) và khách hàng doanh nghiệp (B2B), giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa chi phí khi làm việc với đối tác quốc tế.
Chị Emily cũng chia sẻ, với Payoneer, các doanh nghiệp có thể nhận tiền thông qua 10 tài khoản ngân hàng địa phương tại các quốc gia lớn, cho phép doanh nghiệp nhận thanh toán như người bản địa hoàn toàn miễn phí và nhận thanh toán qua SWIFTCODE từ khách hàng toàn cầu mà vẫn tối ưu chi phí.
Ngoài ra, chị cũng giới thiệu về dịch vụ thanh toán chi phí quảng cáo và các dịch vụ
trực tuyến với thẻ Payoneer. Với dịch vụ này, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên toàn cầu và được nhận cashback với chi tiêu cao.
Chị Emily còn nhấn mạnh: “Bên cạnh tỉ lệ chuyển đổi cao, phòng chống gian lần cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng vì không phải bất cứ ai vào mưa hàng cũng là khách hàng thực tế, vì vậy Payoneer đã tích hợp AI để cân bằng giữa tối đa doanh thu và phòng chống gian lận với cơ chế 3D Secure 2.0 để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.’’
Phần 5: Góc Nhìn Thực Tế Về Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới
Đến với sự kiện “EcomWorld Meetup: Chinh phục thị trường quốc tế cùng TikTok & Amazon’’, Anh Bạch Hồng Sơn – Sales Director của Megaficus đã mang đến những chia sẻ thực tế về quá trình vận hành và quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong phần chia sẻ của mình, anh Sơn đã đưa ra một case study thực tế về cách doanh nghiệp áp dụng các chiến lược hiệu quả để mở rộng thị trường, tối ưu hóa chi phí và tăng trưởng doanh thu quốc tế.
Case study anh chia sẻ là về thương hiệu mỹ phẩm ANUA đến từ Hàn Quốc. Theo anh, bằng việc tập trung vào việc thúc đẩy các chiến dịch truyền thông và bán hàng đa kênh với TikTok là đầu phễu thu lead và Amazon là kênh bán hàng chính và là phễu cuối cùng trong quy trình tiếp cận khách hàng, Anua đã dạt được thành công trong việc định vị giá trị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, giữa vô vàn các thương hiệu làm đẹp khác trên thế giới.
Qua case study ANUA, anh cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh truyền thông là rất quan trọng trong việc chinh phục thị trường quốc tế. Hành trình truyền thông tham karo mà anh đưa ra bao gồm:
- Branding:
- Xây dựng thành phần thương hiệu độc lạ như rau diếp cá, nước gạo, đưa ra mức giá cạnh tranh và biến nó trở thành USPs của Anua.
- Sử dụng nền tảng TikTok để educate mindset thị trường về một chu trình skincare lành tính.
- Advertising: Từ hiệu quả về việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, Anua tiếp tục tận dụng nguồn lead khổng lồ từ TikTok và điều hướng họ tới gian hàng Amazon bằng TikTok traffic campaigns.
- Amazon Store: Tại Amazon, khách hàng tiến hành đặt hàng sản phẩm để kết thúc trải nghiệm mua hàng trực tuyến của mình.
Những chia sẻ thực tiễn này từ anh Sơn đã giúp người tham dự có cái nhìn rõ ràng và thực tế hơn về những thách thức và cơ hội trên thị trường toàn cầu.
Thảo Luận Cùng Diễn Giả
Kết thúc chương trình là phần thảo luận cùng các diễn giả với sự tham gia của khách mời đồng hành Trần Đăng Anh, Vietnam Growth Manager tại Printify.
Một trong những câu hỏi được quan tâm nhất trong sự kiện chính là: “Bối cảnh chi tiết của thương mại điện tử trong 5-10 năm tới?”
Để trả lời câu hỏi này, anh Alex chia sẻ: “Khoảng thời gian 5-10 năm là khá xa để tiên đoán về ngành thương mại điện tử. TikTok đã có khoảng 4-5 năm cho một sự bùng nổ trên toàn thế giới mà không ai có thể đoán trước được. Tuy nhiên, có 1 xu hướng đáng để đầu tư là các sản phẩm thương hiệu. Hầu như các doanh nghiệp MMO ở Việt Nam hiện nay đều liên kết sản xuất bán hàng không có thương hiệu, chủ yếu lấy từ nhà sản xuất bán lại cho khách hàng chứ chưa nghĩ đến việc mình có thể xây dưng sản phẩm thành một thương hiệu. Tuy nhiên, khi có thương hiệu rồi thì sản phẩm sẽ được bán dễ dàng hơn nên đây sẽ là một xu hướng sẽ bùng nổ trong thị trường MMO trong thời gian tới.”
Chị Châu Nguyễn cũng chia sẻ quan điểm: “5-10 năm là một khaorng thời gian khá xa và có nhiều biến cố trên thị trường. Tuy nhiên, theo quan sát từ phía Amazon trong khoảng 1 năm trở lại đây, MMO và POD phát triển rất mạnh mẽ và trong những năm gần đây đã chú trọng hơn vào việc xây dựng brand name, có trademark riêng và đăng kí sở hữu trí tuệ, đầu tư nghiên cứu sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lâu dài, bền vững chứ không chỉ chú trọng vào sản phẩm seasonal. Ngoài ra, về tệp khách hàng, các doanh nghiệp truyền thống Việt Nam cũng đang chú ý và đầu tư hơn đến thương mại điện tử, điều này cho thấy thì trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang rất nhộn nhịp và phát triển trong 5-10 năm nữa.”
Anh Đăng Anh cũng bổ sung: “Trong tương lai, AI sẽ còn phát triển hơn nữa để giúp hỗ trợ người bán trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu. Các công cụ hỗ trợ chạy quảng cáo như Smart+ và các bên sẵn sàng cung cấp dịch vụ cũng như hỗ trợ tạo shop, chạy quảng cáosẽ giúp làm giảm rào cản và khiến cho việc mua bán trên các sàn thương mại điện tử diễn ra dễ dàng hơn bao giờ hết.’’
Qua phần thảo luận, anh Đăng Anh đã cùng các diễn giả đã đưa ra góc nhìn của mình về tương lai của ngành thương mại điện tử cũng như trao đổi về những chiến lược cụ thể để tối ưu hóa quy trình kinh doanh xuyên biên giới, từ quảng cáo đến phương thức thanh toán cũng như giải đáp thắc mắc của các khách mời về các vấn đề được chia sẻ trong chương trình.
Một số hình ảnh khác tại sự kiện:
Kết thúc sự kiện, Mega Digital – đơn vị tổ chức, xin chân thành cảm ơn TikTok for Business, các quý đối tác 𝐀𝐦𝐚𝐳𝐨𝐧, 𝐏𝐚𝐲𝐨𝐧𝐞𝐞𝐫, 𝐌𝐞𝐠𝐚𝐟𝐢𝐜𝐮𝐬, 𝐒𝐆 𝐋𝐢𝐧𝐤 và 𝐏𝐫𝐢𝐧𝐭𝐢𝐟𝐲 cùng toàn thể anh chị đại diện doanh nghiệp đã tham dự sự kiện EcomWorld Meetup: Chinh phục thị trường quốc tế cùng TikTok & Amazon. Mega Digital hy vọng những chia sẻ giá trị từ sự kiện sẽ giúp ích cho các nhà bán hàng trên hành trình chinh phục bán hàng xuyên biên giới và thương mại điện tử toàn cầu!
>>> Những khoảnh khắc đáng nhớ tại sự kiện: EcomWorld Meetup: Chinh phục thị trường quốc tế cùng TikTok & Amazon.