Amazon Display Ads là gì? Amazon Display Ads có tốn kém không? Có những mẹo gì để chạy quảng cáo hiển thị Amazon hiệu quả? Khám phá tất tần tật về quảng cáo hiển thị và cách tối ưu với các mẹo, ví dụ, và ý tưởng để tận dụng triệt để các giải pháp quảng cáo của Amazon và thúc đẩy doanh số!
Mục lục
Amazon Display Ads là gì?
Amazon Display Ads là một loại quảng cáo hình ảnh cho phép các thương hiệu quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình không chỉ trên Amazon mà trên cả nhiều trang web khác.
Display Ads của Amazon giúp doanh nghiệp thu hút và tương tác với khách hàng tiềm năng thông qua các quảng cáo trực quan, hấp dẫn, xuất hiện trên trang web và ứng dụng của Amazon, cũng như các trang web và ứng dụng đối tác khác.
Ai nên sử dụng quảng cáo Amazon Display?
Quảng cáo Amazon Display được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu tiếp thị của đa dạng loại người bán và doanh nghiệp.
Nhà bán hàng trên Amazon
Nếu bạn đang hoặc dự định sẽ bán hàng trên Amazon, quảng cáo hiển thị là một lựa chọn tuyệt vời giúp bạn tiếp cận khách hàng. Quảng cáo này dành cho người bán đã đăng ký trong Amazon Brand Registry, các nhà cung cấp sách, nhà phân phối khác và các đại lý có khách hàng trên Amazon.
Doanh nghiệp không bán hàng trên Amazon (giai đoạn thử nghiệm)
Ban đầu, các dịch vụ quảng cáo Amazon chỉ được thiết kế dành riêng cho người bán trên nền tảng này. Tuy nhiên, Amazon đã mở rộng dịch vụ cho mọi doanh nghiệp đạt điều kiện.
Bất kể bạn đang kinh doanh gì – bán pizza, ô tô, vé xem kịch, hay cung cấp các chương trình giáo dục, sửa chữa nhà cửa, các lớp học thể dục – bạn đều có thể sử dụng quảng cáo hiển thị Amazon.
Lợi ích khi sử dụng Amazon Display Ads
Bên cạnh tất cả những lợi ích vốn có của quảng cáo hiển thị, khi sử dụng Amazon Display Ads, bạn có thể khai thác thêm những ưu điểm vượt trội mà chỉ những quảng cáo này mới có, bao gồm:
#1 Dữ liệu khách hàng phong phú
Quảng cáo hiển thị Amazon sử dụng kết hợp kho dữ liệu khách hàng khổng lồ với công nghệ machine learning (học máy) để nhắm đến các nhóm khách hàng dựa trên hành vi mua sắm, lịch sử duyệt web, và thông tin nhân khẩu học. Điều này đảm bảo bạn có thể tiếp cận đúng những người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
#2 Tích hợp liền mạch với hệ sinh thái Amazon
Quảng cáo Display của Amazon được tích hợp trực tiếp vào nền tảng Amazon, giúp bạn dễ dàng quản lý chiến dịch và theo dõi hiệu quả ngay trong tài khoản của mình.
#3 Quảng cáo thông minh theo tình trạng sản phẩm
Amazon Display Ads có thể tự động điều chỉnh dựa trên tình trạng sản phẩm (số lượng tồn kho, ưu đãi nổi bật đang áp dụng, v.v.), tối ưu hóa chi phí quảng cáo và hiệu quả tiếp thị.
#4 Mở rộng tầm phủ sóng đa nền tảng
Ngoài trang web và ứng dụng Amazon, quảng cáo Display còn xuất hiện xuyên suốt trên các nền tảng thuộc Amazon như IMDb và Twitch, cùng nhiều trang web và ứng dụng khác, giúp bạn tiếp cận tối đa số lượng người dùng mọi lúc, mọi nơi.
#5 Khả năng tiếp thị lại (remarketing) nâng cao
Amazon Display Ads cho phép bạn tái tiếp cận khách hàng đã xem sản phẩm của bạn hoặc các sản phẩm tương tự, tăng khả năng chuyển đổi bằng cách thu hút lại những khách hàng đã quan tâm.
Tóm lại, với những lợi ích đặc biệt này, Amazon Display Ads là một công cụ mạnh mẽ giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng ở nhiều giai đoạn trong hành trình mua sắm.
Các loại Amazon Display Ads
Dưới đây là các loại quảng cáo hiển thị trên Amazon giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả khách hàng tiềm năng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu:
Quảng cáo Sponsored Display
Ra mắt vào năm 2019, hiện nay, Sponsored Display (quảng cáo hiển thị được tài trợ) vẫn là hình thức quảng cáo Amazon PPC được các nhà bán hàng sử dụng rộng rãi. Theo Jungle Scout, đến năm 2022, 29% người bán bên thứ ba đã sử dụng quảng cáo Sponsored Display.
Quá trình thiết lập Sponsored Display Ads tương đối đơn giản và các quảng cáo có thể được tự động tạo ra dựa trên thông tin sản phẩm sẵn có. Quảng cáo này nhắm đến khách hàng dựa trên hoạt động mua sắm của họ và xuất hiện rộng rãi cả trên Amazon và trên trang web của các đối tác.
Amazon Sponsored Display Ads là lựa chọn phù hợp với mọi nhà quảng cáo, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các thương hiệu lớn. Khởi đầu, các quảng cáo hiển thị của nền tảng này chỉ dành cho những người bán hàng trên Amazon đã đăng ký Amazon Brand Registry.
Tuy nhiên, hiện nay, cho dù bạn có bán hàng trên Amazon hay không, bạn đều có thể dễ dàng tạo chiến dịch quảng cáo Amazon Sponsored Display phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Ứng dụng công nghệ machine learning (học máy), Sponsored Display cho phép bạn tiếp cận, thu hút và kết nối với khách hàng ở mọi nơi thông qua các định dạng quảng cáo phong phú được tối ưu hóa liên tục.
Ví dụ:
Một ví dụ về quảng cáo sáng tạo hiệu quả kết hợp đầy đủ các yếu tố là quảng cáo của Arlo cho sản phẩm Arlo Pro 3, dòng camera an ninh kết nối internet.
Đặc điểm nổi bật:
- Logo thương hiệu rõ ràng và dễ nhận diện.
- Tiêu đề “Shine like a Pro” mang tính truyền cảm hứng, bắt đầu bằng động từ mạnh.
- Phần nội dung ngắn gọn, súc tích, nêu bật lợi ích sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.
- Hình ảnh quảng cáo thể hiện rõ các đặc điểm của sản phẩm, như kích thước, màu sắc, tính năng, và khả năng tương thích với các thiết bị khác.
- Nút CTA “Mua ngay” tạo sự thuận tiện cho khách hàng thực hiện hành động mua sắm ngay khi xem quảng cáo.
Quảng cáo trên của Arlo thể hiện sự hiện đại và tiện lợi của thiết bị camera an ninh, với thiết kế gọn gàng và tính hợp công nghệ cao, dễ dàng thu hút những người mua tiềm năng.
Quảng cáo Amazon DSP
Amazon Demand-Side Platform (Amazon DSP), hay còn gọi là nền tảng bên yêu cầu, là một công cụ tự động hóa và xử lý tập trung quá trình mua phương tiện truyền thông từ nhiều nguồn khác nhau, giúp tối ưu hóa quy trình này để đạt hiệu quả và phạm vi tiếp cận cao hơn.
Nói cách khác, đây là một giải pháp quảng cáo tự động của Amazon, cho phép thương hiệu thiết lập chiến dịch quảng cáo hiển thị và tiếp cận khách hàng trên hàng ngàn trang web và ứng dụng, không chỉ giới hạn ở sàn bán lẻ Amazon.
Với Amazon DSP (Demand-Side Platform), bạn có thể mở rộng quy mô quảng cáo hiển thị một cách tự động và tiếp cận khách hàng tiềm năng trên hàng nghìn trang web khác nhau. Hãy để Amazon DSP giúp tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo, mở rộng phạm vi thương hiệu của bạn một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.
Ví dụ:
Một ví dụ về quảng cáo hiệu quả với Amazon DSP là quảng cáo của DYMO cho sản phẩm LabelWriter 450 Turbo, một thiết bị in nhãn chuyên dụng.
Đặc điểm nổi bật:
- Logo DYMO xuất hiện rõ ràng trên từng mẫu quảng cáo, giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo ấn tượng với khách hàng.
- Sử dụng câu “SAVE UP TO 45%” và “Save Money and Time,” quảng cáo ngay lập tức nhấn mạnh lợi ích tiết kiệm chi phí và thời gian, kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng.
- Hình ảnh LabelWriter 450 Turbo rõ ràng, trực quan, giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Quảng cáo xuất hiện trên nhiều loại thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn) với các định dạng đa dạng như banner, hình dọc, và quảng cáo ngang, giúp tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi và nhiều thời điểm khác nhau.
- Nút CTA “Shop Now” rõ ràng, tạo sự thúc đẩy trực tiếp cho người xem, khuyến khích họ truy cập và thực hiện hành động mua hàng.
DYMO cho thấy cách tiếp cận toàn diện, từ thông điệp đơn giản nhưng hiệu quả, đến sự đa dạng trong hiển thị, giúp tăng khả năng chuyển đổi và tối đa hóa hiệu quả quảng cáo trên Amazon.
Quảng cáo trên các thiết bị (Device ads)
Device ads được hiển thị trên các thiết bị có màn hình của Amazon (như Fire TV, Fire tablet, và Echo Show) và trên các dịch vụ (như Prime Video). Loại quảng cáo này mang đến trải nghiệm quảng cáo tương tác, nổi bật và tích hợp tự nhiên, giúp khách hàng dễ dàng tham gia và thực hiện hành động.
Ví dụ:
Mặc dù quảng cáo Device Ads của One A Day Women’s cho sản phẩm bổ sung dinh dưỡng hàng ngày nhìn qua thì rất đơn giản nhưng nó lại hiệu quả nhờ vào các chi tiết được tính toán kỹ lưỡng.
Đặc điểm nổi bật:
- Logo thương hiệu nằm ở vị trí nổi bật trên chai sản phẩm, giúp khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu One A Day.
- Tiêu đề “and done.” (”và vậy là xong”) ngắn gọn, súc tích truyền đạt sự tiện lợi của sản phẩm chỉ cần dùng một viên mỗi ngày.
- Phần nội dung tối giản, truyền tải thông điệp rằng sản phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, phù hợp cho những người bận rộn cần bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.
- Hình ảnh sản phẩm lớn, rõ nét, nổi bật và tăng cường sự nhận diện thương hiệu.
- Thiết kế màu sắc đơn giản nhưng thu hút sự chú ý với sắc cam, gợi lên cảm giác khỏe mạnh, năng động.
Quảng cáo này giúp khách hàng nhận thấy ngay lợi ích chính của sản phẩm, đồng thời tăng khả năng quyết định mua hàng nhờ vào thông điệp rõ ràng và thiết kế trực quan.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Quảng cáo Amazon là gì? Hướng dẫn chi tiết cập nhật [2024] để nắm được những thông tin mới nhất từ hình thức quảng cáo này của Amazon!
Chi phí Amazon Display Ads
Dịch vụ Amazon ads cho phép nhà quảng cáo linh hoạt điều chỉnh chiến dịch theo ngân sách và mục tiêu của mình. Tuy nhiên, không phải loại quảng cáo cũng có mô hình tính phí và quy định chi tiêu như nhau.
Cụ thể:
Việc hiểu rõ về chi phí Amazon Display Ads sẽ giúp nhà quảng cáo tối ưu hóa ngân sách và đạt được kết quả mong muốn. Dù lựa chọn Amazon Sponsored Display Ads, Amazon DSP hay Amazon Device Ads, điều quan trọng là nắm vững các yêu cầu chi tiêu và mô hình tính phí để tối ưu hóa lợi ích từ mỗi chiến dịch quảng cáo trên Amazon.
3 kinh nghiệm chạy quảng cáo hiển thị Amazon hiệu quả
Để tối ưu hóa hiệu quả của Amazon Display Ads và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, các nhà quảng cáo có thể tận dụng 3 mẹo do các chuyên gia tại Mega Digital “bật mí”:
Xây dựng trang đích vững chắc
Trước khi bắt đầu thiết kế sáng tạo cho quảng cáo, bạn cần đảm bảo rằng chất lượng trang cửa hàng hoặc trang chi tiết sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn. Đây là một trong những nền tảng giúp chuyển đổi người dùng đến từ quảng cáo thành khách hàng thật sự.
Hãy đảm bảo trang đích của bạn đáp ứng các tiêu chí sau:
- Sử dụng nội dung rõ ràng và chi tiết để mô tả sản phẩm, giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm của bạn
- Sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao, tạo ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách hàng
- Kết hợp truyền tải câu chuyện về thương hiệu của bạn một cách hiệu quả.
Việc chuẩn bị một trang đích tốt là bước quan trọng giúp tối đa hóa hiệu quả của các quảng cáo hiển thị của bạn.
Thử nghiệm quảng cáo
Việc thử nghiệm với các mẫu quảng cáo khác nhau giúp trả lời nhiều câu hỏi quan trọng về hiệu quả của quảng cáo. Thông qua thử nghiệm A/B, bạn có thể chạy hai biến thể nhỏ của cùng một quảng cáo hiển thị để xem biến thể nào hiệu quả hơn.
Bạn có thể thử nghiệm các yếu tố như:
- Tiêu đề
- So sánh giữa hình ảnh thuần về sản phẩm và hình ảnh theo phong cách sống để xem cái nào hấp dẫn hơn
- Màu sắc nào thu hút hơn
- Hình dáng và nội dung nút kêu gọi hành động (CTA)
Lưu ý khi thực hiện thử nghiệm:
- Lựa chọn các yếu tố thử nghiệm phù hợp với mục tiêu chiến dịch
- Áp dụng những kết quả thu được từ thử nghiệm vào chiến dịch của bạn
- Chỉ nên thay đổi một yếu tố duy nhất giữa các biến thể quảng cáo và giữ nguyên tất cả các yếu tố khác để thu thập dữ liệu đáng tin cậy nhất
Ví dụ, nếu bạn muốn thử nghiệm hai màu nền khác nhau, hãy đảm bảo rằng chỉ màu nền được thay đổi. Nếu bạn thay đổi cả màu nền và CTA, bạn sẽ khó xác định được yếu tố nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo.
Tận dụng tính năng tiếp thị lại
Để tái tiếp cận những người dùng đã xem hay mua sản phẩm của bạn hoặc các sản phẩm tương tự, bạn có thể sử dụng quảng cáo e-commerce động (Dynamic E-commerce Ads – DEA). Các quảng cáo DEA sẽ tự động tối ưu hóa để hiển thị phiên bản sáng tạo hiệu quả nhất. Amazon Ads hiện có hai loại quảng cáo DEA:
- Quảng cáo e-commerce động tùy chỉnh (Custom Dynamic E-commerce Ads): Loại này cho phép định dạng sáng tạo tùy chỉnh, với khả năng hiển thị luân phiên một hoặc nhiều ASIN (tối đa 5 sản phẩm). Điều này giúp bạn tạo nội dung quảng cáo phù hợp hơn với từng phân khúc khách hàng.
- Quảng cáo e-commerce đáp ứng (Responsive E-commerce Ads): Đây là định dạng chuẩn mới, cho phép hiển thị luân phiên lên đến 20 ASIN, giúp bạn có thêm nhiều cơ hội quảng bá các sản phẩm của mình.
Điều đáng chú ý là quảng cáo DEA không chỉ tự động thay đổi nút kêu gọi hành động (CTA) mà còn hiển thị luân phiên các sản phẩm và sẽ tự động loại bỏ sản phẩm khỏi quảng cáo nếu hết hàng. Điểm tiện lợi nhất là bạn không cần cung cấp tài nguyên sáng tạo, vì hình ảnh và thông tin sản phẩm sẽ được lấy trực tiếp từ trang chi tiết sản phẩm.
>>> Đọc thêm: Quảng cáo Amazon PPC là gì? Cách chạy quảng cáo PPC hiệu quả 2024
Kết luận
Amazon Display Ads là một công cụ mạnh mẽ và đa năng giúp các doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng với những quảng cáo trực quan, hấp dẫn. Với các tùy chọn quảng cáo đa dạng và khả năng tối ưu hóa cao, quảng cáo hiển thị Amazon phù hợp cho gần như mọi loại hình doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn đang “vật lộn” với việc gia tăng độ nhận diện thương hiệu trên Amazon cũng như trên nhiều nền tảng khác và thúc đẩy doanh số bán hàng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất!