Ở đâu có người dùng, ở đó có Marketing. TikTok cũng vậy, sau sự bùng nổ vào năm 2019, TikTok hiện đã vượt mặt các ông lớn để trở thành ứng dụng có lượt tải nhiều nhất trên thế giới. Với số lượng người dùng đông đảo, TikTok chính xác là một “miếng bánh béo bở” mà chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải tìm mọi cách khai thác triệt để. Vậy hãy cùng Mega Digital tìm hiểu rõ TikTok Marketing là gì, cũng như cách marketing trên TikTok hiệu quả nhé!
Mục lục
TikTok Marketing là gì?
TikTok Marketing là hoạt động sử dụng nền tảng TikTok để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp. TikTok Marketing có thể bao gồm các chiến lược khác nhau, ví dụ như Influencer Marketing, quảng cáo TikTok và tạo nội dung lan truyền tự nhiên.
TikTok Marketing có thể giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh bởi những yếu tố như:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu
- Hình thành cộng đồng cho doanh nghiệp
- Thúc đẩy doanh số dịch vụ và sản phẩm
- Nhận phản hồi từ khách hàng
- Đưa ra các dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ hướng tới đối tượng mục tiêu
Có nên triển khai kế hoạch làm TikTok Marketing cho doanh nghiệp không?
Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù có “tuổi đời” còn khá trẻ so với các mạng xã hội khác nhưng Tiktok đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ và nhận được nhiều ủng hộ từ người dùng.
Mạng xã hội TikTok sở hữu kho tàng nội dung khổng lồ thuộc nhiều thể loại khác nhau, song, khả năng tương tác trên nền tảng này là vô cùng tích cực. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng việc Marketing trên TikTok đã trở thành một giải pháp rất tiềm năng cho các nhãn hàng, cá nhân kinh doanh trực tuyến nhờ vào việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến số lượng người dùng khổng lồ trên TikTok.
Vì vậy, bạn cần bắt đầu Marketing trên Tiktok ngay bây giờ nếu không muốn bị tụt hậu so với đối thủ.
Những điều cần biết về TikTok Marketing
Nhân khẩu học của người dùng TikTok
Theo công bố của Datareprotal, chỉ riêng tại Việt Nam số lượng người dùng TikTok đã đạt tới con số 49.9 triệu. Với hình thức đơn giản, tính mới mẻ và giải trí cao, TikTok đã đáp ứng được nhu cầu giải trí của giới trẻ mỗi ngày. Hiện nay, có đến hơn 89% người dùng hoạt động trên TikTok trên 18 tuổi ở Việt Nam. Hơn nữa, người dùng TikTok sử dụng trung bình 95 phút mỗi ngày, hơn 90% người tải TikTok mở ứng dụng trung bình 8 lần mỗi ngày.
Gen Z và Millennials
Hàng tháng, trong số hơn 1 tỷ người dùng TikTok hoạt động trên toàn cầu thì có đến 48.6% ở độ tuổi từ 25 đến 44, bao gồm chủ yếu là thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1981-1996). Điều đáng chú ý là số lượng người hoạt động của thế hệ Millennial đang vượt xa thế hệ Baby Boomers (những người thuộc thế hệ 6x, 7x), đây là thế hệ có sức chi phối quyết định tiêu dùng và sức mua lớn nhất hiện nay.
Nếu bạn cho rằng đối tượng Gen Z là quá trẻ để phù hợp với thương hiệu của bạn, thì hãy cân nhắc đến sự phát triển của thế hệ này trong tương lai, cũng như tầm ảnh hưởng của họ với gia đình. Tiếng nói của Gen Z ngày càng có sức ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người thân họ. Đặc biệt, nhóm đối tượng này luôn có xu hướng sẵn sàng chia sẻ và vô cùng sáng tạo. Đây là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp đang có kế hoạch triển khai marketing trên TikTok.
Giới tính
Dựa trên dữ liệu của TikTok, thống kê cho thấy 50.6% người dùng là nữ và 49.4% là nam. Vì vậy, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh nhiều nội dung tiếp cận đến đối tượng là nữ giới ví dụ như sức khoẻ, làm đẹp,…
Khu vực sinh sống
Theo Apptrace, tính đến năm 2021, TikTok là nền tảng được cho phép truy cập tại 155 quốc gia và bằng 75 ngôn ngữ. Mặc dù có nhiều chiến lược mà công ty mẹ (Bytedance) đã sử dụng để thâm nhập vào hầu hết các nơi trên thế giới, nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng thành công của TikTok ở phương Tây là do tiền thân của nó là Musical.ly và Douyin đối với người dùng phương Đông.
TikTok đã làm một công việc ấn tượng khi cố gắng tăng lượng người theo dõi ở châu Á. Trong đó, tại Việt Nam, phần lớn người sử dụng TikTok sinh sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Lưu ý: TikTok cho thấy một sự khác biệt về cơ sở người dùng. Dữ liệu thống kê chỉ ra rằng có 49% người sử dụng TikTok không dùng mạng xã hội Instagram và 32% không sử dụng Snapchat. Điều đó đồng nghĩa rằng TikTok là một kênh tiềm năng giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng mới, những người không thuộc phạm vi tiếp cận trên các trang mạng xã hội hiện tại của bạn.
Các bước xây dựng kế hoạch Marketing trên TikTok
Để các chiến dịch quảng cáo trên TikTok của bạn đạt được hiệu quả và tiếp cận được với nhiều khách hàng nhất thì bạn cần xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp trên kênh TikTok cho doanh nghiệp của bạn. Cùng tham khảo chiến lược TikTok Marketing dưới đây của Mega Digital nhé!
1. Làm quen với TikTok
Sẽ là sai lầm nếu bạn sử dụng chiến lược Marketing trên TikTok giống như các kênh mạng xã hội khác như Instagram hoặc Facebook. TikTok là một mạng xã hội hoàn toàn khác bởi thuật toán hiển thị nội dung của nền tảng này dựa trên hành vi người dùng.
Trước tiên, bạn nên khám phá các tính năng có sẵn trên ứng dụng TikTok và lưu ý xem kỹ các bộ lọc, hiệu ứng và bài hát đang thịnh hành hiện nay. Hãy để ý đến Branded Hashtag Challenge, cách chèn nhạc và các nội dung khác trên xu hướng. Ngoài ra, đừng bỏ qua tính năng Duets của TikTok nhé!
Sau đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về thuật toán của TikTok. Việc hiểu cách TikTok xếp hạng và hiển thị video trong mục “Dành cho bạn” có thể cung cấp thông tin về nội dung, thị hiếu của người dùng và chiến lược tương tác của bạn.
2. Xác định đối tượng mục tiêu của bạn
Bạn mong muốn sẽ tiếp cận được đối tượng khách hàng nào trên TikTok? Hãy tìm hiểu về chân dung người dùng và xác định liệu những người đó có khả năng sẽ quan tâm đến thương hiệu của bạn hay không. Do đó, trước khi bắt tay vào sản xuất nội dung, hãy xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch Marketing trên TikTok qua 2 bước sau:
- Bước 1: Dành thời gian nghiên cứu người xem nội dung của bạn trên các nền tảng mạng xã hội khác và tìm kiếm sự tương đồng trên TikTok. Nếu đối tượng hiện tại của bạn không ở trên TikTok, bạn có thể xem xét các nhóm đối tượng nhỏ có sở thích liên quan.
- Bước 2: Khi bạn đã thu hút được những người xem tiềm năng, hãy nghiên cứu xem họ thích và tương tác với loại nội dung nào. Sau đó, bạn mới bắt đầu lên ý tưởng nội dung cho doanh nghiệp của mình.
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên TikTok
Đối thủ của bạn có trên TikTok không? Nếu có thì đối thủ của bạn đang triển khai loại nội dung gì? Chiến lược như thế nào? Hãy dành thời gian nghiên cứu kĩ các tuyến nội dung của đối thủ bạn. Từ đó, phát triển thêm các tuyến nội dung khác liên quan nhằm cạnh tranh với các đối thủ hiện tại.
Nếu đối thủ của bạn chưa xuất hiện trên kênh TikTok thì việc đi đầu trong thị trường sẽ đảm bảo được lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm ít nhất 3 đến 5 thương hiệu hoặc tổ chức tương tự và quan sát hoạt động của họ trên nền tảng này. Từ đó, phân tích những điểm mạnh trong các chiến lược marketing của họ để học hỏi, ứng dụng cho chiến lược của bạn và cải thiện những điểm chưa hiệu quả trong chiến lược của họ. Ngoài ra, nếu đối thủ của bạn đang xuất hiện trên TikTok thì bạn hãy sử dụng mô hình S.W.O.T để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của họ.
4. Đặt mục tiêu gắn liền với mục tiêu kinh doanh của bạn
Nếu đã xác định kinh doanh trên TikTok thì bạn không nên coi TikTok đơn thuần là một phương tiện giải trí. Bạn cần lập ra các mục tiêu cho chiến lược, chiến dịch quảng cáo của bạn sao cho các mục tiêu đó gắn liền với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bạn..
Dù mục tiêu của bạn là xây dựng chiến lược TikTok Marketing để tiếp cận đối tượng mới, cải thiện hình ảnh thương hiệu, phát triển mối quan hệ khách hàng hay nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm thì quan trọng nhất là chúng vẫn phải hỗ trợ mục tiêu kinh doanh của bạn. Bạn có thể tham khảo sử dụng mô hình S.M.A.R.T. để đặt các mục tiêu cho các hoạt động Marketing trên kênh TikTok của mình.
Mô hình S.M.A.R.T bao gồm:
- Specific: Cụ thể
- Measurable: Có khả năng đo lường
- Achievable: Có thể đạt được
- Relevant: Có liên quan
- Timely: Kịp thời
5. Đăng tải nội dung thường xuyên
Xây dựng kế hoạch đăng nội dung và bám sát theo kế hoạch là chìa khóa cho một chiến lược truyền thông thành công trên mạng xã hội. Bạn nên lên kế hoạch cho những hoạt động như Livestream (phát trực tiếp) hoặc đăng tải video mới. Có rất nhiều công cụ có sẵn để giúp bạn bắt đầu thực hiện điều này như TikTok Scheduler.
6. Theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả của chiến lược là một bước quan trọng trong hoạt động Marketing trên TikTok. Đây là phương thức giúp bạn đánh giá được chiến lược của mình thành công hay không. Bạn nên kiểm tra tiến độ triển khai các hoạt động thường xuyên và so sánh chúng với mục tiêu của mình.
Nếu chiến lược marketing của bạn không đạt được những mục tiêu như mong đợi, bạn cần điều chỉnh lại kế hoạch, ví dụ như thay đổi loại nội dung hoặc thời gian đăng video,… Bằng cách sử dụng các chỉ số báo cáo trên mạng xã hội, bạn cũng có thể tự theo dõi tiến trình hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, tương tự như các nền tảng xã hội khác như Instagram hay Facebook, TikTok cũng cung cấp số liệu phân tích cho các tài khoản Doanh nghiệp. Để truy cập TikTok Analytics, bạn làm theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập trang hồ sơ của bạn và chọn dấu “3 chấm” ở phía trên bên phải.
- Bước 2: Nhấn vào Công cụ dành cho nhà sáng tạo (Creative tools), sau đó nhấn vào Phân tích (Analytics).
- Bước 3: Khám phá mục Tổng quan và tìm các chỉ số bạn có thể sử dụng để đo lường mục tiêu của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn từ A-Z cách đọc và sử dụng số liệu của TikTok Analytics
7. Thử nghiệm các kế hoạch khác nhau
Không có công thức cụ thể nào để tạo ra một video TikTok viral. Tuy nhiên, bạn có thể làm theo các mẹo bên trên của Mega Digital để tăng tỷ lệ thành công của mình.
Hãy để những “khoảng trống” trong chiến lược Marketing trên TikTok của bạn để sáng tạo, trải nghiệm và bắt kịp xu hướng. Và nếu kế hoạch của bạn không thành công, đừng chùn bước mà hãy tiếp tục cải thiện trong thử nghiệm tiếp theo. Nếu thương hiệu của bạn bỗng nhiên trở thành xu hướng, thì hãy tiếp tục phát triển các nội dung tương tự.
4 chiến lược Marketing trên TikTok
Sử dụng Influencer
Marketing cùng các KOC, KOL hay influencer là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của nền tảng TikTok. Những người có sức ảnh hưởng như Noo Phước Thịnh, Châu Bùi hay Amee đều có thể tạo ra tác động to lớn đến sự thành công của doanh nghiệp (bởi hàng chục triệu người dùng xem nội dung của họ mỗi ngày).
Hãy cố gắng khám phá những dàn sao mới nổi hoặc những người có ảnh hưởng trong thị trường ngách của bạn. Ví dụ như ông chú Polo – một idol trên mạng xã hội TikTok, nổi tiếng với khả năng phối đồ trẻ trung, xoá bỏ định kiến về tuổi tác, được nhãn hàng thời trang nam CoolMate mời về để quảng cáo cho sản phẩm áo polo của họ.
@teddy2606 Polo dang mua nhat. #goclamdep #review #menfashion #xuhuong #fashion #style #tips ♬ nhạc nền – Phi Vi
Nguồn: TikTok
Xây dựng kênh TikTok của riêng bạn
Đây là sự lựa chọn giúp cho doanh nghiệp không bị giới hạn sức sáng tạo, mà lại có thể tiết kiệm được ngân sách quảng cáo. Vì vậy, hãy bắt đầu tạo tài khoản TikTok doanh nghiệp và xây dựng nội dung của riêng bạn.
Từ đây, bạn có thể đăng mọi thứ, từ giới thiệu sản phẩm của mình đến các video chia sẻ câu chuyện hàng ngày về doanh nghiệp bạn. Hãy dành một chút thời gian lướt mục “Dành cho bạn” để tìm thêm cảm hứng sáng tạo.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn 10 cách làm video quảng cáo TikTok thu hút triệu view
Quảng cáo TikTok
Nếu bạn đã tích lũy được một khoản tiền và đang đang muốn bắt đầu đầu tư, thì TikTok Ads sẽ là một sự lựa chọn phù hợp. Rất nhiều các thương hiệu đã thành công từ quảng cáo trên TikTok, bao gồm Shopee, Vinamilk, Lipton, Spotify,… Cũng giống như Instagram và Facebook, chi phí của quảng cáo của TikTok dựa trên hình thức đặt giá thầu (Bidding). Hơn nữa, chi phí dành cho kênh mạng xã hội này còn rẻ hơn gấp nhiều lần do tỉ lệ cạnh tranh không cao.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách chạy quảng cáo TikTok Ads đơn giản từ A-Z
Khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung
Là một nền tảng dành cho giới trẻ, bạn nên tập trung phát triển các nội dung phù hợp với những đối tượng này trên TikTok. Do sở hữu cá tính mạnh mẽ, muốn thể hiện bản thân và luôn cập nhật xu hướng mới nên những quảng cáo truyền thống sẽ không thể gây ấn tượng được trong mắt những người dùng TikTok. Vậy nên, một chiến lược Marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp trên TikTok chính là khuyến khích những người dùng khác tạo nội dung trên TikTok.
Hãy để khán giả tham gia vào các câu chuyện thương hiệu của bạn và thể hiện sự quan tâm của bạn với từng khán giả. Khi quá trình này đủ lâu dài, sự tin tưởng giữa hai bên sẽ tăng cao, từ đó doanh nghiệp có thể thuyết phục được người dùng trở thành khách hàng của mình. Hãy thử bắt đầu với một tính năng khá phổ biến của TikTok là #hashtag challenge.
Kết luận
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn TikTok Marketing là gì, cũng như cách xây dựng chiến lược Marketing trên TikTok. Để bảo vệ người tiêu dùng, TikTok cũng đưa ra rất nhiều chính sách nghiêm ngặt với những sản phẩm của thị trường ngách như dược phẩm, thuốc, đồ cho trẻ em,… Nếu bạn là nhà bán những sản phẩm dược mỹ phẩm, thì hãy check ngay bài viết này và lưu về những mẹo xây dựng chiến dịch marketing cho ngày của bạn nhé!