Một trong những nỗi lo lớn nhất của người bán trên Amazon chính là việc tài khoản hoặc listing sản phẩm bị đình chỉ đột ngột, và điều đó hoàn toàn đáng lo ngại. Người bán có thể sẽ chịu tổn thất lớn về thời gian, công sức, và tiền bạc. Hiểu được những khó khăn này, Mega Digital mang đến hướng dẫn chi tiết về việc tài khoản Amazon bị khóa, giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với vấn đề này.
Mục lục
Điều gì sẽ xảy ra khi tài khoản Amazon của bạn bị khóa?
Khi tài khoản Amazon Seller bị đình chỉ, bạn sẽ mất đi toàn bộ quyền lợi bán hàng trên nền tảng này.
Tất cả các sản phẩm bạn đăng bán sẽ bị ẩn, và sự hiện diện của bạn trên Amazon sẽ tạm thời biến mất. Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là dấu chấm hết cho việc kinh doanh của bạn. Bạn hoàn toàn có thể gửi đơn kháng nghị để yêu cầu Amazon xem xét và khôi phục tài khoản.
Nếu tài khoản người bán của bạn bị Amazon đình chỉ, bạn sẽ nhận được thông báo trong Seller Central và có thể qua địa chỉ email đã đăng ký. Hãy thường xuyên kiểm tra mục Account Health trên Seller Central để theo dõi trạng thái tài khoản của bạn.
Lưu ý rằng Amazon sẽ không gửi tin nhắn văn bản, vì vậy hãy cẩn thận không nhấp vào bất kỳ liên kết đáng ngờ nào được gửi đến điện thoại của bạn!
Nguyên nhân tài khoản Amazon bị khóa
Có rất nhiều lý do có thể khiến người bán gặp tình trạng tài khoản Amazon bị khóa, các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
Hiệu suất tài khoản không đạt yêu cầu
Hiệu suất của người bán phải luôn đạt tiêu chuẩn mà Amazon đề ra, bất kể bạn là người mới hay đã hoạt động lâu năm. Amazon luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, và bạn phải duy trì điểm hiệu suất tốt.
Theo chính sách của Amazon, tỷ lệ lỗi đơn hàng phải luôn dưới 1% để duy trì trạng thái tài khoản khỏe mạnh.
Ngoài ra, nền tảng này đặc biệt quan tâm đến khả năng vận chuyển đúng hạn của người bán, đặc biệt là các nhà bán hàng FBM Amazon (Fulfilled by Merchant). Các tiêu chí vận chuyển mà Amazon yêu cầu bao gồm:
- Tỷ lệ giao hàng trễ: Phải dưới 4%
- Tỷ lệ hủy trước khi hoàn tất: Phải dưới 2.5%
- Tỷ lệ theo dõi vận chuyển hợp lệ: Phải đạt ít nhất 95%
Không tuân thủ các quy định về sản phẩm
Khi bán hàng trên Amazon, bạn phải tuân thủ các hướng dẫn về chất lượng sản phẩm. Chỉ cần một khiếu nại hay Amazon phát hiện bất cứ sai phạm nào thuộc bất kỳ danh mục nào dưới đây cũng có thể gây nguy hiểm cho trạng thái tài khoản của bạn:
- Vi phạm sở hữu trí tuệ
- Khiếu nại về tính xác thực của sản phẩm
- Vi phạm chính sách danh sách sản phẩm
- Khiếu nại về tình trạng sản phẩm
- Vi phạm chính sách sản phẩm bị hạn chế
- Khiếu nại liên quan đến an toàn sản phẩm
- Vi phạm chính sách đánh giá sản phẩm từ khách hàng
Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có quy định riêng về các sản phẩm bị hạn chế nên bạn cần thường xuyên cập nhật chính sách của Amazon theo từng khu vực.
Sử dụng nhiều tài khoản
Người bán hàng trên Amazon không được phép sở hữu nhiều tài khoản để bán cùng loại sản phẩm mà không có sự phê duyệt trước. Nếu cần nhiều tài khoản, bạn phải xin phép Amazon và nhận được sự chấp thuận trước khi tạo thêm.
Nếu tài khoản bán hàng của bạn đang bị đình chỉ, tuyệt đối không tạo ngay tài khoản mới. Điều này không chỉ làm giảm khả năng khôi phục tài khoản cũ mà còn khiến tài khoản mới bị đình chỉ ngay khi Amazon phát hiện.
Vi phạm bản quyền
Amazon rất nghiêm ngặt về việc bảo vệ bản quyền và thương hiệu. Những hành vi vi phạm bản quyền có thể dẫn đến việc tài khoản Amazon bị khóa bao gồm:
- Sử dụng thương hiệu giả hoặc bán hàng giả
- Xâm phạm bản quyền hoặc quyền sở hữu trí tuệ của người bán khác
- Nội dung quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của đối thủ
Bị đối thủ “chơi xấu”
Tài khoản của bạn đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi những người bán sử dụng các chiến thuật “chơi xấu” nhằm phá hoại hiệu suất và trạng thái tài khoản của bạn bằng cách để lại đánh giá giả mạo hoặc phản hồi không chính xác, hay cố ý gửi khiếu nại sai sự thật về quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của bạn.
Các mức độ đình chỉ tài khoản Amazon
Khi bán hàng trên Amazon, việc tài khoản bị khóa có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn cần hiểu rõ từng loại đình chỉ để có thể xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Dưới đây là bốn loại đình chỉ tài khoản Amazon được xếp theo mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến nặng nhất.
Đình chỉ ASIN (ASIN Suppression)
Thay vì đình chỉ cả tài khoản, Amazon có thể đình chỉ một hoặc một số ASIN nhất định của bạn. Bạn có thể kiểm tra xem các ASIN nào đang bị đình chỉ ở phần Search Suppressed and Inactive Listing trong mục Manage Inventory.
Nếu một ASIN bị đình chỉ, sản phẩm đó vẫn tồn tại trong cơ sở dữ liệu của Amazon, nhưng bạn sẽ không thể bán nó. Tuy nhiên, giống như việc đình chỉ tài khoản, bạn có thể gửi đơn kháng cáo để yêu cầu khôi phục ASIN.
Bạn cần soạn một kế hoạch hành động (plan of action) chi tiết, trong đó nêu rõ các biện pháp bạn sẽ thực hiện để khắc phục vi phạm và gửi cho Amazon để yêu cầu khôi phục tài khoản. Việc chuẩn bị một kế hoạch hành động rõ ràng và phù hợp là bước quan trọng để tài khoản được xét duyệt trở lại.
Đình chỉ tài khoản (Suspension)
Trong trường hợp này, tài khoản của bạn sẽ tạm thời ngừng hoạt động và bạn sẽ không thể tiếp tục hoạt động bán hàng. Mặc dù điều này nghe có vẻ đáng lo ngại, nhưng thực tế, bạn vẫn có cơ hội để kháng cáo và giải quyết vấn đề.
Thông thường, Amazon sẽ cung cấp thông báo nêu rõ lý do đình chỉ cùng khung thời gian để bạn nộp đơn kháng nghị, thường là 7 ngày. Bạn sẽ cần soạn thảo một kế hoạch hành động chi tiết, trong đó mô tả cách bạn sẽ khắc phục các vấn đề mà Amazon nêu ra.
Từ chối kháng nghị (Denied)
Sau khi bạn gửi kế hoạch hành động, có thể Amazon sẽ từ chối đơn kháng nghị của bạn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mọi chuyện đã hoàn toàn kết thúc.
Bạn có thể sửa đổi và nộp lại kế hoạch. Amazon không giới hạn số lần bạn được nộp lại kháng nghị, và có rất nhiều người bán đã thành công sau nhiều lần thử.
Cấm tài khoản (Banned)
Mức độ nghiêm trọng nhất là tài khoản bị cấm hoàn toàn.
Trong trường hợp này, Amazon sẽ không đọc email hoặc chấp nhận bất kỳ Kế hoạch Hành động nào từ bạn. Nói cách khác, bạn sẽ không thể bán hàng trên Amazon nữa.
>>> Đọc thêm: Nên bán hàng trên eBay hay Amazon: Nền tảng nào là tốt nhất?
Cách khôi phục tài khoản Amazon bị khóa
Việc tài khoản Amazon bị khóa có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của bạn. Với các bước sau đây, bạn có thể tăng cơ hội được khôi phục tài khoản bán hàng.
Bước 1: Tạo thư kế hoạch hành động
Nếu Amazon cho phép bạn kháng cáo, việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị một kế hoạch hành động (Plan of Action – POA) để gửi đến Amazon.
Nội dung cụ thể của POA sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân khiến tài khoản của bạn bị đình chỉ hoặc từ chối, tuy nhiên, các yếu tố cơ bản cần có trong thư gồm:
1. Xác định vấn đề
Hãy bắt đầu bằng việc giải thích rõ vấn đề đã xảy ra. Đôi khi, Amazon không cung cấp lý do cụ thể khiến tài khoản bị đình chỉ nên bạn cần dựa vào các manh mối và thực hiện đánh giá kỹ lưỡng các hoạt động gần đây của mình.
Hãy chọn ra nguyên nhân có khả năng cao nhất và làm rõ trong thư, ví dụ: “Tôi đã không kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi gửi cho đơn vị vận chuyển.”
2. Mô tả các hành động đã thực hiện để sửa lỗi
Tiếp theo, trình bày các biện pháp bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề. Những hành động này nên được thực hiện trước khi bạn gửi thư POA. Bạn nên đính kèm các bằng chứng cụ thể như biên lai, email, hoặc ảnh chụp màn hình để chứng minh rằng bạn đã cố gắng khắc phục lỗi.
3. Đề xuất kế hoạch phòng ngừa trong tương lai
Cuối cùng, mô tả cách bạn sẽ ngăn ngừa vấn đề tương tự tái diễn trong tương lai. Đây chính là phần trọng tâm của một kế hoạch hành động. Amazon muốn thấy rằng bạn hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề và đã đưa ra các bước đi phù hợp để khắc phục.
Ngay cả khi bạn cho rằng mình bị buộc tội sai, hãy nhận trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề. Việc thể hiện tinh thần hợp tác sẽ giúp bạn tăng khả năng được khôi phục tài khoản.
Lưu ý:
- Đính kèm tài liệu: Hãy tận dụng khả năng đính kèm file của Amazon để gửi thêm các tài liệu hỗ trợ như biên lai, email trao đổi, ảnh chụp màn hình hoặc bất kỳ bằng chứng nào giúp củng cố lập luận của bạn.
- Sử dụng văn phong chuyên nghiệp: Viết rõ ràng, chuyên nghiệp và tránh đưa cảm xúc tiêu cực, chủ quan trong thư POA của bạn.
Bước 2: Gửi Plan of Action và điều chỉnh nếu cần
Sau khi hoàn thiện Plan of Action (POA), bạn hãy gửi đến Amazon. Nếu POA được chấp thuận, tài khoản của bạn sẽ được khôi phục và bạn có thể tiếp tục kinh doanh như bình thường. Đừng quên áp dụng những thay đổi bạn đã cam kết trong POA.
Trong trường hợp Amazon từ chối POA của bạn, hãy đọc kỹ thư từ chối để tìm lý do không được chấp nhận. Sau đó, bạn cần xử lý từng vấn đề mà Amazon nêu ra. Hãy kiểm tra lại POA, đảm bảo đã giải quyết tất cả các vấn đề mà Amazon yêu cầu và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Nếu gặp khó khăn trong việc tạo hoặc chỉnh sửa POA, bạn có thể tìm đến các bên thứ ba uy tín chuyên hỗ trợ các nhà bán hàng trên Amazon. Những đơn vị này có thể giúp bạn đánh giá lại thư POA và đề xuất các chỉnh sửa phù hợp để tăng cơ hội được chấp thuận.
Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ bán hàng trên Amazon chuyên nghiệp, chẳng hạn như Mega Digital, có thể giúp bạn xử lý toàn bộ quy trình kháng cáo một cách gọn gàng và nhanh chóng, đảm bảo tuân thủ các quy định của Amazon.
Nếu bạn đang “đau đầu” vì những sự cố như tài khoản Amazon bị khóa, hãy liên hệ với Mega Digital để được hỗ trợ kịp thời nhất!
Phòng tránh việc tài khoản Amazon bị đình chỉ
Cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản của bạn khỏi nguy cơ bị đình chỉ trên Amazon là nắm rõ các quy định và tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt.
Nghiên cứu kỹ các tài nguyên của Amazon
Trang quy tắc ứng xử của người bán (Seller Code of Conduct) của Amazon là nguồn tài liệu quan trọng giúp bạn hiểu rõ các quy tắc cần tuân theo để tránh bị đình chỉ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các hướng dẫn chi tiết về điều khoản dịch vụ của Amazon (Terms of Service) để biết rõ những điều nên và không nên làm trên nền tảng này. Đặc biệt, việc xem xét các chính sách liên quan đến đánh giá sản phẩm có thể giúp bạn tránh các hành vi dẫn đến việc tài khoản bị đình chỉ.
Đối phó với đối thủ cạnh tranh
Dù điều này ít khi xảy ra, nhưng nếu bạn trở thành mục tiêu của những người bán “mũ đen”, biện pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là tuân thủ tuyệt đối các quy tắc của Amazon và duy trì trạng thái tài khoản tốt. Một tài khoản với lịch sử hoạt động minh bạch sẽ tạo nền tảng vững chắc, giúp bạn bảo vệ mình trước các cáo buộc sai sự thật từ đối thủ.
Tự kiểm tra hoạt động của mình
Khi bạn sắp làm điều gì đó mà cảm thấy “không ổn”, hãy tự hỏi tại sao lại có cảm giác như vậy. Nếu bạn nghĩ rằng hành động đó vi phạm quy định, thì khả năng cao là bạn đúng! Tránh xa những hành vi không tuân thủ là cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản của bạn lâu dài.
Kết luận
Tóm lại, để bảo vệ tài khoản Amazon của bạn, điều tốt nhất bạn nên làm là giảm thiểu rủi ro bằng cách luôn tuân thủ các quy định của Amazon. Nếu bạn cần hỗ trợ khôi phục tài khoản bán hàng trên Amazon, hãy để các chuyên gia tại Mega Digital giúp bạn giải quyết vấn đề sớm nhất.