Mega Digital Logo
TikTok
TikTok
BLOG

7 rủi ro khi bán hàng trên Amazon người bán thường gặp

Bán hàng trên Amazon mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Các nhà bán hàng phải đối mặt với nhiều thách thức có thể ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và uy tín. Trong bài viết này, Mega Digital sẽ đi sâu vào 7 rủi ro lớn nhất mà bạn cần biết để xây dựng chiến lược phòng ngừa và đảm bảo thành công trên Amazon.

Các rủi ro khi bán hàng trên Amazon

Mặc dù bán hàng trên Amazon mang lại nhiều tiềm năng kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới.

#1 Cạnh tranh gay gắt về giá

Một trong những hệ quả phổ biến của sự cạnh tranh khốc liệt trên Amazon là những “cuộc đua” về giá. Nhiều người bán thường xuyên giảm giá để giành được Buy Box, yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh số trên Amazon. Tuy nhiên, việc liên tục giảm giá tiềm tàng nguy cơ giảm lợi nhuận, khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn trong thời gian dài. Theo thời gian, nó có thể dẫn đến tổn thất tài chính, đặc biệt đối với những người bán phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm có lợi nhuận thấp.

Để giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh giá trên Amazon, hãy tập trung vào việc tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thay vì chỉ giảm giá. Bạn có thể cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, tối ưu hóa listing sản phẩm bằng các mô tả chi tiết, hình ảnh chất lượng cao và sử dụng thương hiệu để tạo sự khác biệt. Ngoài ra, việc áp dụng chiến lược giá thông minh, như dynamic pricing (giá động), có thể giúp bạn duy trì biên lợi nhuận mà vẫn giữ được mức giá cạnh tranh.

Cạnh tranh gay gắt về giá

#2 Tài khoản bị đình chỉ

Amazon nổi tiếng với các chính sách nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng và chất lượng sản phẩm cao. Tuy nhiên, các chính sách nghiêm ngặt này cũng có nghĩa là người bán phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị treo tài khoản. Tài khoản có đình chỉ bị treo hoặc thậm chí bị xóa vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm vi phạm chính sách, số liệu hiệu suất kém hoặc khiếu nại từ khách hàng. Vì Amazon có thể là kênh bán hàng chính hoặc duy nhất của nhiều doanh nghiệp, việc bị đình chỉ tài khoản có thể dẫn đến mất doanh thu đáng kể, đôi khi gây tổn hại không thể phục hồi cho doanh nghiệp.

Để tránh rủi ro tài khoản bị đình chỉ, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách của Amazon, bao gồm các quy định về chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, và chỉ số hiệu suất bán hàng. Các chỉ số tài khoản cũng cần được theo dõi thường xuyên để bạn kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tài khoản. Trong trường hợp tài khoản bị đình chỉ, hãy chuẩn bị một kế hoạch kháng cáo rõ ràng và đầy đủ, bao gồm các bước khắc phục và cam kết cải thiện, để tăng cơ hội tài khoản được khôi phục.

Rủi ro tài khoản bán hàng Amazon bị đình chỉ

#3 Hijacking

Hijacking (HJ) có nghĩa là chiếm quyền điều khiển, đây là rủi ro nghiêm trọng mà người bán có thể đối mặt. Đó là một quá trình mà người bán khác kiểm soát danh sách sản phẩm của bạn và thay đổi các chi tiết để mang lại lợi ích ho chính họ. Điều này sẽ gây ra sự sụt giảm doanh thu nặng nề.

Một trong những cách khắc phục rủi ro này là thương hiệu của bạn phải được đăng ký bảo hộ thương hiệu. Ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu, bạn còn có thể sử dụng Chương trình minh bạch của Amazon (Amazon Transparency). Chương trình này cho phép bạn áp dụng các mã duy nhất cho sản phẩm của mình. Khách hàng có thể quét các mã này để đảm bảo rằng họ đang mua đúng sản phẩm của thương hiệu bạn. Ngoài ra, điều này giúp ngăn chặn HJ bằng cách cho phép bạn theo dõi các sản phẩm của mình và đảm bảo rằng chúng chỉ đang được bán bởi người được ủy quyền.

Rủi ro Hijacking trên Amazon

#4 Chất lượng sản phẩm không như kỳ vọng

Với các hình thức bán hàng trên Amazon mà người bán không thể trực tiếp tham gia vào khâu sản xuất và kiểm soát đầu ra, chẳng hạn như dropshipping, nhà bán hàng phải đối diện với rủi ro chất lượng sản phẩm không đạt tới kỳ vọng. Trong trường hợp xấu hơn, nếu người mua không hài lòng với món đồ mà họ nhận được, họ có thể sẽ để lại đánh giá tiêu cực.

Phản hồi tiêu cực có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của người bán, giảm doanh số và hạ thấp xếp hạng của sản phẩm trong kết quả tìm kiếm. Trong những trường hợp nghiêm trọng, lượng phản hồi tiêu cực quá lớn có thể dẫn đến việc listing sản phẩm bị xóa hoặc tài khoản của người bán bị đình chỉ.

Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, hãy chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy và thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Nếu bạn sử dụng mô hình dropshipping, bạn có thể cân nhắc việc yêu cầu nhà cung cấp gửi mẫu thử nhằm kiểm tra chất lượng cho một vài lô hàng đầu. Tuy việc này sẽ phát sinh thêm chi phí nhưng bạn có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu và mô tả sản phẩm trên Amazon là chính xác và phản ánh đúng sản phẩm thực tế. Trong trường hợp nhận được đánh giá tiêu cực, hãy nhanh chóng phản hồi và giải quyết vấn đề của khách hàng để giảm thiểu tác động đến uy tín của bạn.

Chất lượng sản phẩm không như kỳ vọng có thể dẫn đến các đánh giá tiêu cực

#5 Vấn đề về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng mà nhiều nhà bán hàng không chú ý đến cho đến khi quá muộn. Nếu bạn vô tình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, sản phẩm của bạn có thể bị gỡ bỏ khỏi Amazon và bạn có thể đối mặt với các vụ kiện pháp lý. Ngược lại, sản phẩm của bạn cũng có thể bị người khác sao chép và bán dưới tên thương hiệu của họ. Đặc biệt, những người bán sản phẩm nhãn hiệu riêng cũng phải cảnh giác với việc bảo vệ thương hiệu riêng. 

Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của mình, bạn nên đăng ký nhãn hiệu với Amazon Brand Registry và bằng sáng chế cho sản phẩm, đồng thời sử dụng các công cụ giám sát để phát hiện các hành vi vi phạm. Mặc dù Amazon có cơ chế để báo cáo và xử lý các vi phạm này, quá trình này có thể kéo dài và không phải lúc nào cũng mang lại kết quả thuận lợi cho người bán ban đầu. Vậy nên, phương án an toàn nhất là bạn hãy áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa có thể.

Amazon Brand Registry

#6 Tính chất mùa vụ

Việc kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới phụ thuộc nhiều vào đặc thù của từng thị trường quốc tế. Ví dụ, Hoa Kỳ, với số người dùng chiếm tới khoảng 80% (hơn 230 triệu khách hàng) tổng số người dùng trên Amazon, là thị trường lớn nhất của nền tảng này. Nhu cầu mua của người dùng đến từ Mỹ cao nhất vào quý 4 hàng năm bởi đây là khoảng thời gian tập trung các dịp lễ lớn nhất và quan trọng nhất như: lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), Halloween, Black Friday, Giáng Sinh (Christmas), năm mới,…

Nhà bán hàng mới thường gặp khó khăn trong việc cân bằng hoạt động kinh doanh qua các giai đoạn khác nhau trong năm và thường cảm thấy “hụt hẫng” sau mỗi quý 4 bùng nổ. Tuy nhiên, việc bạn làm quen với chu kỳ biến động này là rất quan trọng để có thể thích nghi với thị trường và tối ưu hóa chiến lược bán hàng.

Để đối phó với tính chất mùa vụ trong kinh doanh trên Amazon, hãy lập kế hoạch tồn kho và tiếp thị dựa trên chu kỳ mua sắm của thị trường mục tiêu. Hãy tận dụng các mùa cao điểm như Black Friday, Giáng Sinh để đẩy mạnh doanh số, đồng thời chuẩn bị chiến lược giảm giá hoặc khuyến mãi để duy trì doanh số trong những thời kỳ thấp điểm. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm của bạn cũng là một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro về sự biến động mùa vụ.

Các dịp lễ lớn trong quý 4 hàng năm tại một số thị trường quốc tế

#7 Các chiêu trò của đối thủ

Những đánh giá không tốt do đối thủ cạnh tranh để lại trên Amazon có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng sản phẩm của bạn, xếp hạng sao thấp hơn và giảm niềm tin của khách hàng, dẫn đến giảm doanh số bán hàng và tỷ lệ chuyển đổi. Phản hồi tiêu cực này cũng có thể làm tăng tỷ lệ trả lại, làm lu mờ các đánh giá tích cực và ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm sản phẩm của bạn. Bạn sẽ gần như không còn cơ hội giành được Buy Box nếu tỷ lệ đánh giá tiêu cực quá lớn và khả năng hiển thị tổng thể của bạn trên nền tảng cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Để giảm thiểu tác động của các đánh giá xấu do đối thủ cạnh tranh để lại trên Amazon, hãy thường xuyên theo dõi các đánh giá của bạn để xác định các review đáng ngờ và kịp thời báo cáo các đánh giá giả mạo hoặc độc hại cho Amazon để xóa. Bên cạnh đó, người bán nên tương tác một cách lịch sự và chuyên nghiệp với những khách hàng phản hồi tiêu cực bằng cách đưa ra giải pháp hoặc hoàn tiền để thể hiện thiện chí của mình. Ngoài ra, hãy khuyến khích những khách hàng hài lòng để lại những đánh giá tích cực để cân bằng với những phản hồi tiêu cực và cải thiện xếp hạng tổng thể của bạn.

Rủi ro từ các chiêu trò của đối thủ

Vậy, có nên bán hàng trên Amazon không?

Thực tế, không có bất cứ hoạt động đầu tư kinh doanh nào không đi kèm với các thách thức. Với hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc trong các mảng dịch vụ đa dạng, hỗ trợ hàng chục doanh nghiệp và hàng trăm nhà bán hàng cá nhân, Mega Digital có thể khẳng định rằng mặc dù việc bán hàng trên Amazon có những rủi ro nhất định, bạn vẫn nên cân nhắc kinh doanh qua nền tảng này vì nó thật sự có thể là một “mỏ vàng”. Amazon là nơi hội tụ vô vàn nhu cầu của vô số khách hàng trên toàn thế giới.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu được các rủi ro để có phương án phòng trừ hoặc giảm thiểu và nhận thức được thực tế là bạn đang chơi theo luật của Amazon. Amazon đem đến nhiều cơ hội hấp dẫn mà chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn bỏ lỡ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phân bổ rủi ro, bạn có thể bán hàng thêm trên các nền tảng khác hoặc rải vốn đầu tư vào cả các hoạt động kinh doanh khác. Dù bạn có bán trên Amazon hay không, bạn vẫn nên đa dạng hóa các luồng doanh thu và tránh tập trung toàn bộ vốn đầu tư của mình vào một nguồn duy nhất.

>>> Đọc thêm: 12 kinh nghiệm bán hàng trên Amazon hiệu quả cho nhà bán mới

Lời kết

Bán hàng trên Amazon mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với không ít rủi ro. Để thành công, các nhà bán hàng cần hiểu rõ và chuẩn bị kỹ lưỡng cho các rủi ro tiềm ẩn này. Bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận từ việc bán hàng trên Amazon thông qua việc xây dựng chiến lược kinh doanh chặt chẽ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc bán hàng trên Amazon, đừng ngần ngại liên hệ với Mega Digital – đối tác chính thức của Amazon – để được hỗ trợ toàn diện xuyên suốt hành trình kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh trực tuyến của mình!

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm