Mega Digital Logo
TikTok
TikTok
BLOG

Quảng cáo Amazon là gì? Hướng dẫn chi tiết cập nhật [2024]

Bạn đang sở hữu một sản phẩm đủ tốt và một cửa hàng có doanh thu đều đặn trên nền tảng Amazon, và bạn muốn sản phẩm của mình tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa! Đây là lúc bạn nên cân nhắc sử dụng Quảng cáo Amazon! Nếu được sử dụng hiệu quả, đây sẽ là một công cụ lý tưởng giúp cửa hàng của bạn có cơ hội tăng doanh thu một cách chóng mặt.

Mục lục

Amazon ads là gì?

Quảng cáo Amazon (Amazon Advertising) là nền tảng quảng cáo trực tuyến do Amazon cung cấp, cho phép nhà bán hàng và thương hiệu tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.

Thông qua quảng cáo Amazon, bạn có thể quảng bá sản phẩm của mình trên chính trang Amazon và các trang web liên kết trong hệ sinh thái rộng lớn của họ, bao gồm các trang đối tác và mạng lưới quảng cáo ngoài Amazon.

Amazon ads là gì

Tại sao nên chạy quảng cáo Amazon?

Quảng cáo Amazon mang sản phẩm của bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Điều này giúp tăng lượng truy cập vào cửa hàng, tăng cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua nền tảng. Một số lợi ích có thể kể đến khi sử dụng quảng cáo Amazon:

  • Cạnh tranh hiệu quả hơn: Trong môi trường có nhiều người bán cùng một sản phẩm, quảng cáo giúp bạn nổi bật và có cơ hội chiến thắng trong “Featured Offer” (Buy Box), nơi quyết định sản phẩm được khách hàng mua.
  • Phân tích và tối ưu hóa chiến dịch: Amazon cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo chi tiết, giúp bạn theo dõi hiệu suất chiến dịch và điều chỉnh các yếu tố như từ khóa, ngân sách, và nội dung quảng cáo để tối ưu kết quả.
  • Quảng cáo ngoài nền tảng Amazon: Với Amazon DSP, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên các trang web và ứng dụng đối tác ngoài Amazon, mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút thêm khách hàng mới.
Tại sao nên chạy quảng cáo Amazon

Các loại hình quảng cáo trên Amazon

Amazon cung cấp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các nhà quảng cáo và giúp họ tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là các loại quảng cáo phổ biến trên Amazon:

Sponsored Products (Sản phẩm được tài trợ)

Sponsored Products là hình thức quảng cáo hiển thị trực tiếp trong kết quả tìm kiếm hoặc trên trang chi tiết sản phẩm của Amazon. Loại quảng cáo này cho phép người bán quảng bá các sản phẩm cụ thể để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Sponsored Products thường được sử dụng để tăng lưu lượng truy cập hoặc tăng doanh số cho các sản phẩm mới hoặc đang bán chạy.

Amazon Sponsored Products Ads

Sponsored Brands (Thương hiệu được tài trợ)

Sponsored Brands (trước đây là Headline Search Ads) là loại hình quảng cáo nhằm mục đích tăng nhận diện thương hiệu. Dạng quảng cáo này thường xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm, cho phép hiển thị logo thương hiệu, dòng tiêu đề có thể tùy chỉnh của nhiều sản phẩm cùng lúc. Đây là hình thức quảng cáo lý tưởng để tạo ấn tượng mạnh mẽ và giới thiệu nhiều sản phẩm trong cùng một thương hiệu.

Amazon Sponsored Brand Ads

Sponsored Display (Hiển thị được tài trợ)

Sponsored Display là loại quảng cáo cho phép bạn tiếp cận khách hàng trong và ngoài Amazon dựa trên hành vi mua sắm của họ. Quảng cáo này có thể hiển thị trên trang chi tiết sản phẩm, trang danh mục sản phẩm, hoặc trên các trang web bên ngoài thông qua Amazon DSP (Demand-Side Platform).

Amazon Sponsored Display Ads

Amazon DSP (Nền tảng DSP của Amazon)

Amazon DSP (Demand-Side Platform) cho phép các nhà quảng cáo tự động mua quảng cáo hiển thị trên nền tảng Amazon hoặc các trang web bên ngoài. DSP hỗ trợ quảng cáo dựa trên hành vi của người dùng như các sản phẩm họ đã tìm kiếm hoặc mua gần đây, giúp tăng cơ hội tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.

Amazon DSP

Amazon Stores (Cửa hàng Amazon)

Amazon Stores là trang đích tùy chỉnh giúp thương hiệu tạo ra một không gian riêng để giới thiệu toàn bộ sản phẩm của mình. Đây không phải là một hình thức quảng cáo trả phí, nhưng có thể sử dụng như trang đích cho Sponsored Brands và các chiến dịch quảng cáo khác.

Amazon Store

>>> Đọc thêm: Cách mở gian hàng trên Amazon chỉ trong 8 bước đơn giản

Video Ads (Quảng cáo video)

Video Ads là hình thức quảng cáo sử dụng video để thu hút sự cú ý của khách hàng. Video Ads có thể hiển thị trên Amazon và trên các trang web bên ngoài, giúp tăng tương tác và giới thiệu sản phẩm một cách sinh động hơn.

Amazon Video Ads

Audio Ads (Quảng cáo âm thanh)

Amazon Audio Ads là loại hình quảng cáo mới, hiện đang được cung cấp trên Amazon Music (phiên bản miễn phí). Quảng cáo âm thanh này cho phép thương hiệu tiếp cận người dùng Amazon Music thông qua các thông điệp quảng cáo ngắn.

Amazon Audio Ads

Amazon Native Ads (Quảng cáo tự nhiên)

Amazon Native Ads là loại quảng cáo có thể được đặt trên chính trang web của thương hiệu. Chúng bao gồm quảng cáo gợi ý sản phẩm (recommendation ads), quảng cáo tìm kiếm (search ads) và quảng cáo tùy chỉnh (custom ads).

Amazon Native Ads

Chi phí quảng cáo trên Amazon

Amazon cho phép nhà quảng cáo tự đặt ngân sách hàng ngày hoặc ngân sách tổng cho chiến dịch, cũng như mức giá thầu tối đa cho các từ khóa. Điều này có nghĩa là chi phí tổng thể sẽ phụ thuộc vào số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày và chi phí mỗi lần nhấp.

  • Ngân sách hàng ngày: Ngân sách hàng ngày tối thiểu cho Sponsored Products và Sponsored Brands thường vào khoảng $1.
  • Ngân sách chiến dịch: Bạn có thể đặt ngân sách tổng cho toàn chiến dịch hoặc phân bổ ngân sách cho nhiều chiến dịch khác nhau. Không có giới hạn tối đa.
  • Điều chỉnh giá thầu: Bạn có thể tăng hoặc giảm giá thầu dựa trên vị trí hoặc tùy chọn nhắm mục tiêu để kiểm soát chi phí.

Thông thường, các loại hình quảng cáo trên Amazon không có yêu cầu chi tiêu tối thiểu nghiêm ngặt. Tuy nhiên, đối với Amazon DSP và quảng cáo video, Amazon có thể yêu cầu mức đầu tư tối thiểu khoảng $35,000, tùy thuộc vào phạm vi và thời gian của chiến dịch.

>>> Đọc thêm: Bán hàng trên Amazon có mất phí không: Tổng hợp các chi phí

Hướng dẫn thiết lập quảng cáo Amazon chi tiết

Để quảng cáo trên Amazon, bạn cần tài khoản người bán chuyên nghiệp hoặc nhà cung cấp, và sản phẩm thuộc danh mục đủ điều kiện. Amazon không hỗ trợ quảng cáo cho sản phẩm người lớn, đã qua sử dụng, tân trang, hoặc thuộc danh mục hạn chế. Sản phẩm cũng phải đủ điều kiện xuất hiện trong Featured Offer (vị trí với nút Add to Cart hoặc Buy Now). Lưu ý, không phải tất cả sản phẩm và tính năng đều khả dụng ở mọi thị trường.

Chi phí quảng cáo trên Amazon

Thiết lập quảng cáo trên Amazon bao gồm nhiều bước khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu quảng cáo và loại hình quảng cáo bạn muốn tạo. Dưới đây là hướng dẫn từng bước để bạn bắt đầu với quảng cáo Amazon:

Bước 1: Tạo tài khoản quảng cáo Amazon

  • Nếu bạn đã bán hàng trên Amazon: Bạn có thể truy cập bảng điều khiển quảng cáo thông qua tài khoản Seller Central hoặc Vendor Central.
  • Nếu bạn chưa bán hàng trên Amazon: Đăng ký tài khoản quảng cáo tại advertising.amazon.com.
Trang chủ Amazon Advertising

Bước 2: Tạo chiến dịch quảng cáo mới

Tại Amazon Seller Central, trỏ vào dropdown menu và chọn Campaign Manager ở mục Advertising để truy cập trình quản lý chiến dịch quảng cáo Amazon.

Truy cập trình quản lý chiến dịch Amazon Ads

Tiếp theo, nhấp vào Create Campaign để tạo chiến dịch mới.

Bấm Create Campaign để tạo chiến dịch mới

Bước 3: Xác định mục tiêu quảng cáo & Chọn loại chiến dịch

Xác định mục tiêu quảng cáo của bạn. Bạn muốn tăng lưu lượng truy cập đến trang sản phẩm cụ thể, nâng cao nhận diện thương hiệu, hay thúc đẩy một đợt ra mắt sản phẩm mới? Tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, có thể chọn từ các loại quảng cáo như:

Chọn loại chiến dịch của bạn
  • Sponsored Products: Phù hợp nhất để quảng bá sản phẩm đơn lẻ và tăng khả năng hiển thị.
  • Sponsored Brands: Lý tưởng cho việc tăng cường nhận diện thương hiệu và quảng bá nhiều sản phẩm cùng lúc.
  • Sponsored Display: Thích hợp để tiếp thị lại khách hàng đã xem hoặc mua các sản phẩm tương tự.
  • V.v.

Bước 4: Đặt tên nhóm quảng cáo & Chọn sản phẩm để quảng cáo

Đầu tiên, hãy đặt tên cho nhóm quảng cáo của bạn.

Đặt tên nhóm quảng cáo

Sau đó, chọn những sản phẩm bạn muốn quảng bá trong chiến dịch của mình. Đối với Sponsored Products và Sponsored Brands, bạn cần chọn các mã ASIN cụ thể.

Các sản phẩm được chọn để quảng cáo sẽ hiển thị ở phía bên phải màn hình.

Sản phẩm được chọn để quảng cáo

Bước 5: Thiết lập chiến dịch

Ở bước này, bạn cần thiết lập các thông tin sau:

Thiết lập chiến dịch
  • Tên chiến dịch: Tạo tên chiến dịch dễ nhận biết, ví dụ “Holiday Promo – Sponsored Products”.
  • Thời gian chiến dịch: Đặt ngày bắt đầu và kết thúc hoặc để chiến dịch chạy liên tục (không chọn ngày kết thúc).
  • Ngân sách hàng ngày: Xác định số tiền bạn muốn chi tiêu mỗi ngày cho chiến dịch này. Mặc dù Amazon không quy định mức chi tiêu tối thiểu cho hầu hết các hình thức quảng cáo, để chiến dịch của bạn đạt hiệu quả tốt hơn, Amazon Ads khuyến nghị chi tiêu quảng cáo tối thiểu như sau:
Thị trườngNgân sách quảng cáo tối thiểu
Hoa Kỳ$10
Canada$10
Anh£ 10
Đức10 €
Pháp10 €
Nhật1,000円
Úc$15

Bước 6: Chọn tùy chọn nhắm mục tiêu

Bạn có thể lựa chọn giữa nhắm mục tiêu tự động hoặc nhắm mục tiêu thủ công, cụ thể:

Nhắm mục tiêu tự động (Automatic Targeting): Thuật toán của Amazon tự động khớp quảng cáo của bạn với các từ khóa và sản phẩm liên quan.

Amazon Ads Automatic Targeting

Nhắm mục tiêu thủ công (Manual Targeting): Bạn chọn các từ khóa hoặc sản phẩm cụ thể để nhắm đến.

Amazon Ads Manual Targeting

Nếu chọn nhắm mục tiêu thủ công, bạn có thể chọn giữa nhắm mục tiêu từ khóa và nhắm mục tiêu sản phẩm:

  • Nhắm mục tiêu từ khóa (Keyword Targeting): Chọn các từ khóa với các tùy chọn chính xác, cụm từ hoặc mở rộng. Bạn cũng có thể nhắm mục tiêu tới các từ khóa phủ định.
  • Nhắm mục tiêu sản phẩm (Product Targeting): Nhắm mục tiêu các ASIN hoặc danh mục sản phẩm cụ thể.

Bước 7: Thiết lập giá thầu

Amazon Ads cung cấp nhiều chiến lược đặt giá thầu khác nhau để giúp bạn tối ưu hóa chi phí quảng cáo dựa trên mục tiêu của chiến dịch, bao gồm:

  • Dynamic Bids – Up and Down: Amazon điều chỉnh giá thầu theo thời gian thực, tăng khi khả năng chuyển đổi cao và giảm khi thấp.
  • Dynamic Bids – Down Only: Amazon chỉ giảm giá thầu với quảng cáo có khả năng chuyển đổi thấp.
  • Fixed Bids: Bạn kiểm soát giá thầu hoàn toàn, Amazon sử dụng đúng số tiền đã đặt mà không điều chỉnh.
Thiết lập giá thầu

Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh giá thầu cho các vị trí khác nhau, chẳng hạn như đầu trang kết quả tìm kiếm hoặc trang chi tiết sản phẩm.

Bước 8: Tạo nội dung quảng cáo

Đối với Sponsored Products, nội dung quảng cáo sẽ được tạo tự động dựa trên danh sách sản phẩm của bạn. Đối với Sponsored Brands và Sponsored Display, bạn có thể thêm tiêu đề tùy chỉnh, logo thương hiệu và hình ảnh. Hãy đảm bảo rằng nội dung quảng cáo thu hút và truyền tải rõ ràng giá trị của sản phẩm.

Bước 9: Xem lại và khởi chạy chiến dịch

Khi mọi thứ đã được thiết lập, hãy kiểm tra chi tiết chiến dịch của bạn để đảm bảo tất cả các cài đặt (Ngân sách và giá thầu, Tùy chọn nhắm mục tiêu, Nội dung và vị trí quảng cáo…) đều đúng. Sau khi xác nhận, nhấp vào “Launch Campaign” để kích hoạt quảng cáo của bạn.

Bước 10: Theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch của bạn

Khi chiến dịch đã được khởi chạy, hãy theo dõi hiệu quả thông qua bảng điều khiển Amazon Advertising. Trình quản lý chiến dịch (Campaigns) cung cấp tổng quan về các chỉ số quan trọng ở cấp độ tài khoản và chiến dịch. Bạn có thể sắp xếp và lọc các cột trên trang này để tập trung vào các chỉ số khác nhau hoặc xem dữ liệu trong một khoảng thời gian cụ thể.

Báo cáo Amazon Ads

Trong phần báo cáo quảng cáo tài trợ, bạn có thể dễ dàng tải các báo cáo tự động từ Amazon. Báo cáo nhắm mục tiêu, sắp xếp theo doanh số, giúp xác định từ khóa, danh mục hoặc sản phẩm đang đạt hoặc chưa đạt mục tiêu, từ đó tối ưu hóa chiến dịch của bạn.

Các chỉ số đo lường hiệu suất quảng cáo Amazon

Để đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo trên Amazon, việc theo dõi các chỉ số là rất quan trọng. Mỗi chỉ số cung cấp thông tin giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch. Vậy, đâu là các chỉ số quan trọng cần lưu ý? Dưới đây là 9 chỉ số tiêu biểu và ngưỡng khuyến nghị cho từng chỉ số để giúp bạn đảm bảo chiến dịch đạt kết quả tốt nhất.

Các chỉ số đo lường hiệu suất quảng cáo Amazon

Nắm vững và tối ưu những chỉ số này sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo chiến dịch quảng cáo trên Amazon đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu bạn chưa rõ các chỉ số này liên kết với mục tiêu chiến dịch của bạn như thế nào, hãy tham khảo bảng dưới đây:

Mối quan hệ giữa các chỉ số đo lường và mục tiêu chiến dịch

Ví dụ: Giả sử mục tiêu của bạn là thúc đẩy chuyển đổi (doanh số) và bạn muốn tối ưu hóa từ khóa để đạt được mục tiêu này.

  • Lựa chọn 1: Xác định các từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi thấp (ACoS cao và ROAS thấp). 

Đối với những từ khóa này, cân nhắc việc giảm giá thầu xuống một chút so với giá mỗi nhấp chuột trung bình (aCPC). Điều này sẽ giúp bạn giảm chi tiêu cho những từ khóa có khả năng chuyển đổi thấp, giúp bạn đạt được chỉ số ACoS/ROAS cao hơn.

  • Lựa chọn 2: Xác định các từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao và ACoS thấp.

Vì những từ khóa này đã hoạt động tốt, hãy tăng giá thầu cho chúng để tối đa hóa tiềm năng hiển thị và doanh số.

5 kinh nghiệm chạy Amazon Ads hiệu quả

Cạnh tranh trên Amazon có thể khó khăn, nhưng với chiến lược quảng cáo hợp lý, bạn vẫn có thể nổi bật. Tập trung vào việc chọn sản phẩm, tối ưu nội dung và sử dụng từ khóa phù hợp. Dưới đây là 6 mẹo từ chuyên gia Mega Digital giúp bạn tăng hiển thị và doanh số hiệu quả.

#1 Tạo chiến dịch cấu trúc tốt theo danh mục sản phẩm

Nếu bạn đã có kinh nghiệm quảng cáo với Google Ads, bạn có thể áp dụng kỹ năng tổ chức chiến dịch đó cho nền tảng quảng cáo của Amazon. Cách tốt nhất là tạo chiến dịch riêng cho từng danh mục sản phẩm chính, sau đó chia nhỏ thành các nhóm quảng cáo cụ thể hơn.

Ví dụ, nếu bạn bán đồ thể thao nữ, bạn có thể bắt đầu với ba sản phẩm bán chạy nhất, giả sử như:

  1. Quần tập thể thao nữ
  2. Áo tập thể thao nữ
  3. Dụng cụ tập luyện

Trong mỗi chiến dịch, bạn có thể tạo nhóm quảng cáo chi tiết hơn như quần yoga nữ, quần chạy bộ nữ, và quần mặc nhà nữ. Mỗi nhóm quảng cáo sẽ có danh sách từ khóa liên quan (nên giữ khoảng 15-30 từ khóa cho mỗi nhóm). Cuối cùng, tạo nội dung quảng cáo tương ứng cho từng nhóm từ khóa này.

Tạo chiến dịch cấu trúc tốt theo danh mục sản phẩm

Một cấu trúc tài khoản quảng cáo chặt chẽ và được quản lý tốt sẽ đảm bảo quảng cáo của bạn có tính liên quan cao, từ đó giúp quá trình chạy ads mượt mà hơn.

>>> Đọc thêm: 12 kinh nghiệm bán hàng trên Amazon hiệu quả cho nhà bán mới

#2 Viết nội dung quảng cáo hấp dẫn và mang tính cấp bách

Nội dung quảng cáo cần chính xác về sản phẩm đang bán, đồng thời sáng tạo và hấp dẫn. Bạn có thể thêm một chút hài hước nếu phù hợp. Tạo cảm giác cấp bách cũng rất quan trọng.

Ví dụ: nếu bạn đang có chương trình khuyến mãi giới hạn thời gian, hãy nhấn mạnh điều này trong quảng cáo để thu hút và thúc giục người xem.

Viết nội dung quảng cáo hấp dẫn và mang tính cấp bách

#3 Đảm bảo nội dung quảng cáo cụ thể

Nội dung quảng cáo cần mô tả rõ ràng và chi tiết về sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn đang bán bình nước, người mua cần biết dung tích, liệu bình có chứa BPA không, hay khả năng giữ lạnh trong bao lâu.

Dù việc đưa tất cả thông tin vào một quảng cáo có thể khá “đau đầu”, bạn vẫn nên đưa những chi tiết quan trọng nhất về sản phẩm vào.

Nội dung quảng cáo Amazon cụ thể

#4 Đấu thầu từ khóa liên quan đến các thương hiệu nổi tiếng

Khi lập danh sách từ khóa để đấu thầu, đừng quên các thương hiệu nổi tiếng trong cùng lĩnh vực. Nếu bạn bán balo (backpack), hãy đấu thầu từ khóa như “L.L. Bean backpacks” hay “Northface backpacks” vì đây là những thương hiệu phổ biến được tìm kiếm nhiều. Cách này giúp bạn tăng mức độ hiển thị và có cơ hội thu hút sự chú ý của khách hàng, khiến họ cân nhắc sản phẩm của bạn.

#5 Sử dụng từ khóa phủ định

Từ khóa phủ định (negative keywords) rất quan trọng trong việc giảm chi tiêu lãng phí cho những lượt nhấp không liên quan. Ví dụ, nếu bạn bán sáo nhạc cụ và đặt giá thầu cho từ khóa “sáo” với loại khớp rộng, quảng cáo của bạn có thể hiển thị khi ai đó tìm kiếm “ly sáo champagne” và bạn có thể mất tiền cho những lượt nhấp không mang lại lợi nhuận. Vậy nên, bạn cần lưu tâm tới các từ ngữ đối sánh.

Ngoài ra, hạn chế sử dụng khớp rộng và ưu tiên khớp cụm từ hoặc khớp chính xác để kiểm soát chi tiêu tốt hơn. Nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng sẽ giúp bạn nhắm đúng mục tiêu và tối ưu hiệu quả quảng cáo.

Lời kết

Quảng cáo trên Amazon giúp bạn tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ, sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu tiên tiến, và tận dụng dữ liệu phân tích chi tiết để tăng trưởng doanh số và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả. 

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu biết cơ bản về quảng cáo Amazon. Mega Digital tin rằng Amazon Ads là một công cụ mạnh mẽ, hỗ trợ người bán hàng gia tăng doanh số và kinh doanh thành công hơn. Bạn đã từng chạy quảng cáo trên Amazon chưa? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình chạy ads hay muốn xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả, hãy liên hệ ngay với Mega Digital để được nhận tư vấn miễn phí!

Rate this post

Tác giả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm