mega digital logo
TikTok
TikTok
BLOG

Mua bán tài khoản Amazon: Giá như bạn biết điều này từ đầu

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói về việc mua bán tài khoản Amazon. Tuy chủ đề này không còn xa lạ, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó, đặc biệt là những điều cần lưu ý khi mua bán tài khoản người bán (Seller Account). Nếu bạn đang tự hỏi giá tài khoản Amazon là bao nhiêu hay có nên mua bán tài khoản Amazon không, Mega Digital sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết này.

Thực trạng thị trường mua bán tài khoản Amazon

Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, nhu cầu sở hữu tài khoản Amazon đã có sẵn đang gia tăng đáng kể.

Tại sao nhu cầu mua bán tài khoản Amazon lại xuất hiện?

Thực trạng thị trường mua bán tài khoản Amazon

Nhu cầu mua tài khoản người bán Amazon xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.

Đầu tiên, mua tài khoản giúp người mua bỏ qua các bước xác minh và xét duyệt phức tạp mà Amazon yêu cầu đối với tài khoản mới. Quá trình này có thể tốn thời gian và khá khó khăn, vì vậy một tài khoản đã hoạt động sẽ giúp người mua có thể bắt đầu bán hàng ngay lập tức.

Thứ hai, các tài khoản cũ thường có lịch sử bán hàng, đánh giá tích cực và chỉ số hoạt động tốt, làm tăng khả năng thu hút khách hàng.

Ngoài ra, một số danh mục sản phẩm trên Amazon yêu cầu phê duyệt, và các tài khoản đã hoạt động lâu thường dễ dàng được chấp nhận hơn. Việc sở hữu tài khoản như vậy cho phép người mua tài khoản tiếp cận đa dạng sản phẩm hơn.

Việc xây dựng một tài khoản uy tín từ đầu tốn khá nhiều thời gian và công sức. Vì thế, việc mua một tài khoản sẵn có giúp tiết kiệm đáng kể thời gian cho những ai muốn bắt đầu kinh doanh ngay lập tức.

Việc mua bán tài khoản Amazon có hợp pháp không?

Bạn có thể chuyển nhượng tài khoản Amazon Seller của mình không

Mặc dù việc việc mua bán tài khoản người bán trên Amazon (Amazon Seller Account) là hợp pháp, bạn cần lưu ý tới quy định của Amazon về hoạt động này.

Điều khoản dịch vụ của Amazon nghiêm cấm việc mua bán tài khoản người bán trên nền tảng này. Nếu phát hiện hành vi mua bán tài khoản bán hàng, Amazon sẽ có nhiều hình thức xử phạt khác nhau.

Nhìn chung, trừ những trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ (có sự cho phép rõ ràng từ Amazon), người bán không nên ủy quyền sở hữu tài khoản để tránh các rủi ro. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc mua bán tài khoản là bất hợp pháp.

Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận các rủi ro, bạn vẫn có thể tiến hành việc mua bán tài khoản Amazon.

Cách kiểm tra tài khoản Amazon trước khi mua

Trước khi mua một tài khoản người bán Amazon, bạn nên kiểm tra tài khoản kỹ lưỡng nhất có thể. Các “đầu việc” cần làm gồm có:

Phân tích các chỉ số sức khỏe của tài khoản

Phân tích các chỉ số sức khỏe của tài khoản

Hãy kiểm tra các chỉ số sức khỏe của tài khoản như Tỷ lệ lỗi đơn hàng (ODR), Tỷ lệ giao hàng trễ (LSR), và Tỷ lệ hủy trước khi hoàn tất đơn (Pre-Fulfillment Cancel Rate). Những chỉ số này phản ánh mức độ tuân thủ chính sách của tài khoản và có thể giúp bạn đánh giá liệu tài khoản có khả năng bị khóa do vi phạm hay không.

Xác minh tính khả thi của việc chuyển quyền sở hữu tài khoản

Amazon không chính thức hỗ trợ việc chuyển nhượng tài khoản, vì vậy bạn cần cẩn thận với cách chuyển quyền sở hữu. Hãy chắc chắn rằng bạn có toàn quyền kiểm soát các thông tin đăng nhập, thông tin ngân hàng và các cài đặt quan trọng khác để sử dụng tài khoản một cách an toàn.

Xem lịch sử bán hàng và đánh giá khách hàng

Lịch sử bán hàng

Tiếp theo, đừng bỏ qua việc phân tích lịch sử bán hàng. Tài khoản có doanh số ổn định và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng sẽ giúp thu hút khách hàng mới, đồng thời mang lại uy tín khi bạn bắt đầu kinh doanh.

Kiểm tra quyền bán trong danh mục sản phẩm bị hạn chế

Một số tài khoản có thể đã được cấp quyền để bán trong các danh mục đặc biệt hoặc các sản phẩm bị giới hạn. Vì vậy, bạn cần xác nhận xem tài khoản có quyền bán các sản phẩm trong danh mục bạn dự định kinh doanh hay không.

Đánh giá việc tuân thủ chính sách và các vi phạm

Đánh giá việc tuân thủ chính sách và các vi phạm

Đánh giá việc tuân thủ chính sách cũng là một bước quan trọng. Bạn nên kiểm tra lịch sử vi phạm hoặc các cảnh báo từ Amazon để đảm bảo rằng tài khoản không có quá nhiều vấn đề, vì tài khoản có nhiều vi phạm sẽ có nguy cơ bị khóa cao.

Các bước chuẩn bị tài khoản Amazon trước khi bán

Nếu bạn quyết định bán tài khoản Amazon của mình, việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp tối đa hóa giá trị tài khoản và đảm bảo giao dịch diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là hướng dẫn từng bước giúp bạn sẵn sàng cho quá trình bán tài khoản.

“Dọn dẹp” tài khoản

Trước tiên, bạn cần đảm bảo tài khoản của bạn hoạt động tốt và không có vấn đề gì tồn đọng với Amazon. Hãy giải quyết mọi khiếu nại từ khách hàng, khắc phục các vi phạm chính sách và duy trì các chỉ số tài khoản ở mức tốt. Tài khoản có lịch sử sạch thường có giá trị cao hơn đối với người mua.

Lập tài liệu về doanh nghiệp

Kiểm tra lịch sử đánh giá khách hàng

Để giúp người mua tiềm năng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn, định giá đúng đắn hơn và dễ dàng đưa ra quyết định hơn, bạn nên tạo một tài liệu chi tiết về doanh nghiệp của bạn. Trong đó, sắp xếp và lưu lại lịch sử doanh thu, thông tin về các sản phẩm, lịch sử đánh giá của khách hàng và các thông tin liên quan khác.

Bạn cũng sẽ có lợi thế hơn trong việc đàm phán nếu bạn có đủ các tư liệu chặt chẽ để thuyết phục người mua rằng tài khoản của bạn vận hành ổn định và có giá trị cao.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đảm bảo bạn có đầy đủ các giấy tờ về thương hiệu, bằng sáng chế và bản quyền cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Bước chuẩn bị này không chỉ tăng sức hấp dẫn của tài khoản của bạn đối với người mua mà còn giúp việc chuyển nhượng quyền sở hữu diễn ra thuận lợi.

Rà soát các hợp đồng

Rà soát các hợp đồng

Nếu người mua tài khoản Amazon có nhu cầu tiếp tục kinh doanh các mặt hàng bạn đang bán, hãy kiểm tra lại mọi hợp đồng với nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc các bên thứ ba khác (đối tác thanh toán, nhà vận chuyển, v.v.) để chuyển nhượng các hợp đồng này cho người mua nếu có thể.

Định giá tài khoản Amazon Seller

Việc định giá một tài khoản Amazon không chỉ dựa trên một con số hay chỉ số nhất định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá tài khoản Amazon Seller

Để định giá tài khoản Amazon, một phương pháp được sử dụng phổ biến là định giá dựa trên SDE (Seller’s Discretionary Earnings). SDE tính toán thu nhập thực tế mà chủ doanh nghiệp nhận được, hay gọi cách khác là thu nhập tự định của người bán.

Công thức tính:

SDE = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí hoạt động + Lương của chủ sở hữu

Con số này đại diện cho lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ tất cả chi phí và phản ánh thu nhập thực tế mà người mua có thể kỳ vọng từ doanh nghiệp.

Khi sử dụng SDE, bạn có thể đánh giá giá trị tài khoản Amazon của mình dựa theo các tiêu chí và ngưỡng tham khảo sau:

Thu nhập tự định của người bán
(SDE – Seller’s Discretionary Earnings)
Hệ số định giá
Dưới $100,0002-3x
$100,000 – $500,0002-5x
$500,000 – $1,000,0003-6x
Trên $1,000,0004x trở lên

Tuy nhiên, nếu chỉ máy móc áp dụng các mức tham khảo này thì mọi chuyện thật quá đơn giản và bạn đã không phải đau đầu hay cần tìm đến sự hỗ trợ các cố vấn để đảm bảo rằng bạn không định giá quá cao hoặc quá thấp. SDE không phải là yếu tố quyết định duy nhất cho hệ số áp dụng cho doanh nghiệp Amazon của bạn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách xác định giá trị doanh nghiệp Amazon của mình, hãy liên hệ với Mega Digital để được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử.

*Số liệu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Những rủi ro khi mua bán tài khoản Amazon

Việc mua bán tài khoản Amazon không chỉ là một giao dịch đơn thuần mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể:

#1 Tài khoản bị khóa hoặc cấm

Amazon nghiêm cấm việc mua bán tài khoản người bán. Nếu giao dịch hay hoạt động mua bán tài khoản bị Amazon phát hiện, tài khoản có thể bị khóa vĩnh viễn, gây ảnh hưởng xấu đến cả người bán và người mua.

#2 Rủi ro pháp lý và tài chính

Ngay cả sau khi bán tài khoản, bạn vẫn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý cho các vi phạm chính sách của Amazon hoặc các tranh chấp liên quan đến giao dịch từ tài khoản đó, chẳng hạn như vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc nghĩa vụ thuế.

#3 Mất thông tin cá nhân và rủi ro bảo mật

Việc bán tài khoản có thể khiến các thông tin riêng tư của bạn, ví dụ như chi tiết ngân hàng và dữ liệu cá nhân, bị lộ ra ngoài. Người mua cũng có thể sử dụng tài khoản vào các hoạt động gian lận, gây tổn hại đến uy tín của bạn.

Những rủi ro khi mua bán tài khoản Amazon

#4 Khó khăn trong việc chuyển nhượng tài khoản

Chính sách của Amazon không hỗ trợ chuyển nhượng tài khoản hợp pháp, khiến người mua gặp khó khăn trong quá trình sử dụng tài khoản, đồng thời có thể phát sinh yêu cầu hoàn tiền hoặc tranh chấp mà bạn không có quyền can thiệp.

#5 Nguy cơ không nhận được thanh toán

Có khả năng người bán sẽ không nhận được khoản thanh toán đầy đủ từ người mua, hoặc người mua có thể yêu cầu hoàn lại sau khi đã sở hữu tài khoản.

#6 Các hình thức xử phạt nặng

Trong trường hợp tài khoản bị khóa, bạn thậm chí có thể mất số dư còn trong đó. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị phạt hay bị kiện từ Amazon hoặc các bên liên quan.

>>> Đọc thêm: 7 rủi ro khi bán hàng trên Amazon người bán thường gặp

Kinh nghiệm mua bán tài khoản Amazon hạn chế rủi ro nhất

Để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình mua bán tài khoản Amazon, hãy cùng Mega Digital đào sâu vào một số kinh nghiệm không thể bỏ lỡ dành cho cả người mua và người bán.

Kinh nghiệm mua tài khoản Amazon

Mua một tài khoản Amazon là một quyết định quan trọng, đòi hỏi người mua phải cân nhắc nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn và giá trị đầu tư.

Xác định rõ mục tiêu mua tài khoản

Trước khi mua tài khoản Amazon, hãy xác định rõ mục tiêu của bạn. Bạn đang muốn có một tài khoản đã hoạt động tốt với lịch sử bán hàng ổn định, hay một tài khoản mới để tự phát triển từ đầu? Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn tìm kiếm và lựa chọn tài khoản phù hợp nhất, tránh mua nhầm tài khoản không đáp ứng đúng nhu cầu.

Đàm phán các chính sách bảo hành

Đàm phán các chính sách bảo hành tài khoản Amazon

Hãy thảo luận với người bán hoặc đơn vị trung gian về các chính sách hỗ trợ sau khi mua. Một số người bán có thể đồng ý bảo hành tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định hoặc hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề phát sinh ban đầu, giúp bạn an tâm khi chuyển giao.

Kinh nghiệm bán tài khoản Amazon

Bán tài khoản Amazon có thể mang lại lợi ích tài chính lớn, nhưng để đạt được giá trị cao nhất, người bán cần biết thời điểm thích hợp và các chiến lược cần thiết. Hãy tham khảo các kinh nghiệm dưới đây để tối ưu quá trình chuyển nhượng tài khoản.

Thời gian nên bán tài khoản Amazon

Một trong những sai lầm lớn nhất mà người bán hàng thường mắc phải là cố gắng “căn thời điểm thị trường” chẳng khác nào mua cổ phiếu.

Chiến thuật này thường không mang lại kết quả tích cực. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc bán khi doanh nghiệp Amazon của bạn đang ở thời điểm mạnh nhất. Một tài khoản FBA với hoạt động tối ưu và có các sản phẩm với hàng trăm đánh giá tích cực sẽ là một khoản đầu tư hấp dẫn nhiều người mua.

Kể cả khi tài khoản bán hàng của bạn có những điểm cần cải thiện và chưa phát triển mạnh mẽ như mong muốn do bạn thiếu vốn hoặc thời gian đầu tư vào nó, điều này không có nghĩa tài khoản của bạn sẽ không thể bán được. Những điểm chưa được tối ưu hóa này có thể trở thành những cơ hội tăng trưởng cho người mua phù hợp để đưa doanh nghiệp Amazon sẵn có lên một tầm cao mới.

Bán tài khoản thông qua các đơn vị trung gian

Bán tài khoản thông qua các đơn vị trung gian

Thực tế, việc lựa chọn đơn vị trung gian uy tín có thể mang lại nhiều lợi ích, từ việc giảm thiểu rủi ro đến hỗ trợ bạn trong quy trình giao dịch.

Các đơn vị trung gian chuyên nghiệp có thể giúp bạn thực hiện việc chuyển nhượng tài khoản một cách an toàn và hợp pháp. Họ có kinh nghiệm trong việc xử lý các thủ tục pháp lý và đảm bảo rằng mọi yêu cầu từ Amazon đều được thực hiện đúng cách.

Hơn nữa, họ cũng có thể hỗ trợ bạn trong việc định giá tài khoản hợp lý và tìm kiếm người mua tiềm năng. Do đó, nếu bạn muốn đảm bảo rằng việc bán tài khoản diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, việc hợp tác với một đơn vị trung gian là một lựa chọn đáng xem xét.

Nên mua bán tài khoản Amazon không?

Amazon giám sát nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh của người bán ở tất cả các thị trường nhằm duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững. Họ khuyến khích người bán trên toàn thế giới tham gia bằng cách tự tạo tài khoản chính chủ.

Vì vậy, nếu bạn muốn bán hàng trên Amazon, bạn nên tự tạo tài khoản của chính mình để việc vận hành diễn ra thuận lợi hơn.

Nhưng, làm thế nào để dễ dàng tạo tài khoản Amazon thành công? Bạn có thể đăng ký và tạo tài khoản thông qua các đối tác chính thức của Amazon để giảm thiểu rủi ro liên quan đến lỗi hoặc vi phạm chính sách. Quá trình đăng ký sẽ diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều khi bạn được hỗ trợ bởi các đơn vị uy tín.

Ngoài ra, bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ chính các Amazon seller đi trước thông qua các sự kiện, hội thảo hay nhóm cộng đồng trên mạng xã hội.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên Amazon đơn giản & chi tiết

Lời kết

Trước khi bán tài khoản Amazon, hãy cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro đi kèm. Đây không chỉ là một giao dịch đơn thuần mà còn là một quyết định chiến lược. Việc hiểu rõ các quy định, giá trị tài khoản và thời điểm bán sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác nhất. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ với Mega Digital để được tư vấn chi tiết!

Rate this post

Tác giả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm