Việc mở gian hàng trên Amazon mang lại nhiều lợi ích cho người bán, giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và tăng tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Đồng thời, bạn có thể quản lý danh sách sản phẩm dễ dàng hơn và áp dụng các biện pháp bảo vệ thương hiệu một cách tự động. Vậy, làm thế nào để tạo gian hàng trên Amazon? Hãy cùng Mega Digital khám phá trong bài viết này!
Mục lục
Gian hàng Amazon khác gì các trang chủ cửa hàng tiêu chuẩn?
Gian hàng Amazon (Amazon Store) và trang chủ cửa hàng tiêu chuẩn (Amazon Storefront) có những sự khác biệt rõ rệt.
Với Amazon Storefront, các nhà bán hàng trên Amazon có thể tạo các listing sản phẩm và được hiển thị dưới dạng các ASIN (mã định danh tiêu chuẩn). Hiểu một cách đơn giản, trang chủ cửa hàng tiêu chuẩn là một danh sách các sản phẩm của một thương hiệu, và trên thực tế thì các danh sách tĩnh này không phải là lựa chọn hấp dẫn nếu bạn muốn gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng.
Mặt khác, gian hàng trên Amazon (Amazon Store) thực sự là một “xứ sở thần tiên”, nơi bạn có thể tạo ra nhiều trải nghiệm mang tính thương hiệu cho khách hàng tiềm năng. Amazon Store cung cấp một nền giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của họ bằng một không gian được tùy chỉnh, với các trang riêng biệt cho từng danh mục sản phẩm.
Cửa hàng này mang đến trải nghiệm mua sắm chuyên nghiệp, giúp thương hiệu xây dựng sự nhận diện, thu hút khách hàng, và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Amazon Store được thiết kế với nhiều tính năng như thêm logo, banner, video, và sản phẩm nổi bật để tạo nên một cửa hàng hoàn chỉnh.
Tại sao bạn nên mở gian hàng trên Amazon?
Trước khi đào sâu vào cách mở gian hàng trên Amazon, hãy cùng tìm hiểu tại sao đây là một lựa chọn đáng cân nhắc trước khi bắt đầu hành trình bán hàng trên Amazon của riêng mình.
Những lợi ích chính khi tạo gian hàng trên Amazon gồm có:
- Không gian quảng cáo độc quyền: Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên Amazon, trang kết quả tìm kiếm thường tràn ngập quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, với Amazon Store, khách hàng sẽ không thấy sự hiện diện của bất cứ thương hiệu nào khác khi ghé thăm gian hàng của bạn. Điều này giúp trải nghiệm của khách hàng diễn ra một cách “mượt mà” hơn.
- Tự do sáng tạo thương hiệu: Bạn có thể tùy ý sáng tạo cửa hàng theo những gì bạn muốn như lựa chọn màu sắc, hình ảnh, video,… để tạo ra một không gian mua sắm độc đáo, nhất quán với nhận diện thương hiệu.
- Giáo dục khách hàng về thương hiệu: Hãy tận dụng từng trang của gian hàng để chia sẻ câu chuyện thương hiệu, sứ mệnh, và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ngoài ra, đừng quên tận dụng các mô tả chi tiết sản phẩm, video hướng dẫn sử dụng, và nội dung giới thiệu về các công nghệ hoặc tính năng đặc biệt. Khách hàng sẽ đánh giá cao chất lượng và sự khác biệt của bạn so với các đối thủ khác trên thị trường.
- Tùy chọn bán chéo và bán gia tăng: Trên Amazon, bạn có thể định hướng người dùng đến các sản phẩm liên quan khác và khuyến khích họ mua thêm. Ví dụ, nếu bạn bán trang phục hóa trang Halloween như váy phù thủy, bạn có thể hiển thị các sản phẩm bổ trợ như phụ kiện (mũ, găng tay…) để thúc đẩy tăng doanh số.
Lưu ý trước khi tạo gian hàng
Trước khi tạo gian hàng trên Amazon, bạn cần đăng ký Amazon Brand Registry. Chương trình này bảo vệ thương hiệu khỏi sản phẩm nhái và cung cấp công cụ để phát hiện, xử lý các bản sao. Ngoài ra, Amazon còn chủ động giám sát và ngăn chặn các sản phẩm làm giả trên nền tảng.
Để đăng ký vào Amazon Brand Registry, bạn cần chuẩn bị:
- Nhãn hiệu đã đăng ký và đang hoạt động hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu đang chờ xử lý (được nộp qua Amazon IP Accelerator).
- Tên thương hiệu hoặc logo của bạn xuất hiện nổi bật trên sản phẩm và bao bì.
- Khả năng tự xác minh rằng bạn là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó.
- Tài khoản Amazon Brand Registry, bạn có thể dễ dàng tạo bằng cách đăng nhập với thông tin tài khoản người bán hiện có của mình.
Khi đăng ký Amazon Brand Registry, bạn sẽ phải cung cấp tên thương hiệu, số đăng ký nhãn hiệu, thông tin danh mục sản phẩm và quốc gia sản xuất.
Sau khi cung cấp đầy đủ giấy tờ và thông tin cần thiết, Amazon sẽ xem xét và liên hệ với chủ sở hữu để xác nhận. Thời gian xét duyệt có thể kéo dài từ 24 giờ đến hơn một tháng, sau đó bạn sẽ nhận mã xác minh để tham gia chương trình.
>>> Đọc thêm: 12 kinh nghiệm bán hàng trên Amazon hiệu quả cho nhà bán mới
8 bước để mở gian hàng trên Amazon
Bạn muốn mở một gian hàng trên Amazon nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo, hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ cho bạn từng bước một để có thể tạo nên một cửa hàng chuyên nghiệp, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Bước 1: Tạo cửa hàng trên Amazon
Khi đã tham gia Amazon Brand Registry, bạn có thể tiến hành tạo cửa hàng trên Amazon. Hãy làm theo các bước sau:
- Đăng nhập vào tài khoản Amazon Seller Central hoặc Amazon Vendor Central.
- Chọn “Storefront” từ thanh điều hướng chính.
- Chọn “Create Store” và chọn tên thương hiệu của bạn từ cửa sổ hiện ra.
- Nhấn “Create Store.”
Nếu thương hiệu của bạn không xuất hiện trong danh sách, hãy đảm bảo bạn đã hoàn tất quá trình đăng ký Amazon Brand Registry. Chỉ những thương hiệu được chấp thuận mới xuất hiện khi tạo gian hàng Amazon.
Bước 2: Thêm tên và logo thương hiệu
Sau khi tạo cửa hàng, Amazon sẽ yêu cầu bạn cung cấp tên hiển thị thương hiệu và logo thương hiệu. Đảm bảo chọn tên dễ nhận diện và logo có độ phân giải tối thiểu 400 x 400 pixel để hiển thị rõ ràng trên trang cửa hàng.
Bước 3: Chọn mẫu thiết kế cho trang chủ gian hàng
Trong bước này, bạn sẽ chọn mẫu thiết kế cho trang chủ của gian hàng. Amazon cung cấp các mẫu thiết kế sẵn để bạn dễ dàng tạo cửa hàng mà không cần sử dụng các nền tảng phát triển website khác. Các tùy chọn bao gồm:
- Marquee: Hiển thị hình ảnh lớn để làm nổi bật sản phẩm.
- Product Highlight: Tập trung vào sản phẩm bán chạy với hình ảnh hoặc video nổi bật.
- Product Grid: Hiển thị toàn bộ danh mục sản phẩm của bạn.
Bước 4: Tùy chỉnh thiết kế cửa hàng
Amazon cho phép bạn tùy chỉnh cửa hàng bằng cách sử dụng các ô (tiles) để thêm sản phẩm, hình ảnh, video, hoặc văn bản. Bạn có thể kéo và thả các thành phần để dễ dàng điều chỉnh trang theo phong cách thương hiệu của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể thêm hình ảnh nổi bật ở đầu trang với kích thước tối thiểu 3000 x 600 pixel.
Bước 5: Thêm sản phẩm vào cửa hàng
Trước khi thêm sản phẩm vào cửa hàng, hãy đảm bảo bạn đã tải sản phẩm lên tài khoản Amazon Seller của mình. Bạn có thể thêm sản phẩm theo từng cái hoặc tải hàng loạt để tiết kiệm thời gian. Sau đó, chọn ô (tile) trong cửa hàng và tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa hoặc mã ASIN để thêm vào.
Bước 6: Mở rộng cửa hàng bằng cách thêm trang
Nếu có nhiều sản phẩm, việc thêm các trang phụ sẽ giúp khách hàng tìm kiếm dễ dàng hơn. Bạn có thể chia sản phẩm thành các danh mục như “Sản phẩm mới”, “Khuyến mãi”, hay “Bán chạy”, cải thiện trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Điều này cũng giúp khách hàng nhanh chóng tìm thấy sản phẩm mong muốn, đặc biệt khi danh mục sản phẩm lớn.
Bạn có thể lấy cảm hứng từ cách Anker đã tùy chỉnh cửa hàng Amazon của họ.
Anker đã chia cửa hàng thành các mục như:
- Sản phẩm mới (New Releases)
- Khuyến mãi (Deals)
- Sạc dự phòng (Portable Chargers)
- v.v.
Anker còn phân chia chi tiết hơn với các trang con bên trong. Ví dụ, trang “Sạc dự phòng” có thêm các trang phụ như “Sản phẩm sắc màu”, “Dung lượng lớn: 20,000mAh+”, và “Công nghệ nổi bật”. Cách bài trí này giúp khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm họ muốn mua.
Nếu bạn muốn mở rộng cửa hàng Amazon bằng cách thêm trang mới, hãy làm theo các bước sau:
- Nhấp vào “Add page” trong menu bên trái của trình tạo cửa hàng.
- Thêm tiêu đề trang (sẽ xuất hiện trên thanh điều hướng).
- Nhập mô tả ngắn gọn về nội dung trang.
- Chọn mẫu trang: Marquee, Product highlight hoặc Product grid.
Sau khi trang mới được tạo, bạn có thể bắt đầu tùy chỉnh nội dung theo ý muốn.
Bước 7: Xem trước cửa hàng
Trước khi chính thức ra mắt, bạn nên xem trước cửa hàng của mình để đảm bảo mọi thành phần hoạt động đúng. Hãy kiểm tra các liên kết, hình ảnh và đảm bảo rằng trang hiển thị một cách trực quan và hấp dẫn.
Bước 8: Ra mắt cửa hàng
Khi đã hoàn tất, hãy nhấp vào “Submit for publishing” để Amazon duyệt cửa hàng. Quá trình duyệt thường mất khoảng 72 giờ. Sau khi được phê duyệt, cửa hàng của bạn sẽ chính thức đi vào hoạt động.
>>> Đọc thêm: Bán hàng trên Amazon có hiệu quả không: Ưu & Nhược điểm
Ví dụ về các gian hàng tiêu biểu trên Amazon
Để giúp bạn dễ dàng hình dung hơn một gian hàng Amazon sẽ như thế nào, Mega Digital đã tổng hợp 3 gian hàng tiêu biểu sử dụng các mẫu thiết kế có sẵn của Amazon. Chúng tôi sẽ phân tích những điểm thu hút ở các gian hàng này mà bạn có thể áp dụng cho thương hiệu của chính mình.
mDesign
mDesign, một thương hiệu sản phẩm nội thất và trang trí, đã thiết kế gian hàng của mình với mẫu Marquee của Amazon.
- Điểm nổi bật: Với thiết kế Marquee, mDesign sử dụng hình ảnh trực quan thay vì nhiều văn bản, giúp truyền tải thông điệp rõ ràng và điều hướng khách hàng đến sản phẩm mục tiêu hiệu quả.
- Menu trang: Menu của mDesign đơn giản, với danh mục sản phẩm rõ ràng như phòng tắm, nhà bếp, và đồ nội thất, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm theo nhu cầu.
- Bố cục và màu sắc: Bố cục Marquee của mDesign tập trung vào hình ảnh lớn và phân loại sản phẩm rõ ràng. Màu sắc chủ đạo là các tông trung tính như trắng, xám, và gỗ, tạo cảm giác thanh lịch và thoáng đãng.
- Chất lượng hình ảnh: Hình ảnh sản phẩm sắc nét, có độ phân giải cao, làm nổi bật tính thẩm mỹ và tạo cảm giác gần gũi, thực tế cho người mua.
Tổng quan, gian hàng của mDeisgn có bố cục đơn giản, hình ảnh lớn và rõ ràng giúp khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm. Việc sử dụng tông màu nhẹ nhàng tạo sự thoải mái khi mua sắm, trong khi hình ảnh chất lượng cao giúp khách hàng hình dung sản phẩm trong không gian thực tế, từ đó dễ dàng ra quyết định mua hơn.
O’Food
O’Food đã làm nổi bật sự hấp dẫn của sản phẩm của họ với bố cục Product Highlight, gây ấn tượng mạnh với người xem bằng một video lớn nằm ngay trung tâm.
- Điểm nổi bật: Gian hàng của O’Food không chỉ giới thiệu sản phẩm một cách chuyên nghiệp mà còn mang lại sự sinh động, giúp sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn.
- Menu trang: O’Food sử dụng menu đơn giản với các danh mục phổ biến như nước sốt, gia vị, dễ điều hướng và giúp khách hàng tìm sản phẩm nhanh chóng.
- Bố cục và màu sắc: Với mẫu Product Highlight và video lớn làm điểm nhấn, bố cục O’Food hài hòa, thu hút. Màu sắc chủ đạo là đỏ, cam, xanh lá, tạo cảm giác ngon miệng và tươi mới.
- Chất lượng hình ảnh: Hình ảnh và video chất lượng cao, rõ nét, minh họa chi tiết sản phẩm và cách sử dụng, tạo sự thu hút mạnh mẽ cho khách hàng.
Việc sử dụng video làm yếu tố chính giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt thông tin về sản phẩm, tạo cảm giác thực tế hơn về chất lượng. Màu sắc ấm áp của gian hàng tạo không gian gần gũi, khuyến khích khách hàng mua sắm, thúc đẩy người mua hàng cảm thấy hài lòng với trải nghiệm trực quan và sinh động mà gian hàng mang lại.
iwill
iwill là thương hiệu chuyên về các sản phẩm tổ chức không gian và lưu trữ. Gian hàng của iwill sử dụng mẫu Product Grid, trình bày tất cả sản phẩm kèm với thông tin đầy đủ như các listing thông thường để người mua dễ dàng so sánh và lựa chọn.
- Điểm nổi bật: Với bố cục Product Grid, iwill tạo nên một không gian được sắp xếp gọn gàng và đơn giản. Từng ô sản phẩm đi kèm với giá và hình ảnh rõ ràng, giúp khách hàng dễ dàng so sánh và đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
- Menu trang: iwill có menu rất rõ ràng với các danh mục sản phẩm cụ thể như hộp lưu trữ, tổ chức quần áo và phụ kiện gia đình, giúp người mua tìm kiếm sản phẩm một cách đơn giản.
- Bố cục và màu sắc: iwill bố trí các sản phẩm thành dạng lưới với thông tin sản phẩm rõ ràng ngay trên listing. Màu sắc chủ đạo là các màu đơn giản như trắng và xám, tạo cảm giác tối giản và dễ quan sát.
- Chất lượng hình ảnh: Hình ảnh các sản phẩm được sắp xếp gọn gàng và có độ nét cao. Mỗi sản phẩm được chụp theo tiêu chuẩn Amazon, hiển thị các chi tiết rõ ràng.
Bố cục dạng lưới giúp khách hàng dễ dàng so sánh các sản phẩm và ra quyết định mua nhanh chóng. Màu sắc trung tính giúp gian hàng trở nên dễ chịu, cộng với sự rõ ràng trong cách bố trí và hình ảnh chất lượng cao giúp tối ưu trải nghiệm mua sắm, tăng khả năng chuyển đổi.
Lời kết
Việc tạo các listing tiêu chuẩn khá tiện lợi và sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là xây dựng một thương hiệu phát triển mạnh mẽ trên Amazon thì việc mở gian hàng trên Amazon là một trợ thủ đắc lực. Hãy coi đó là một khoản đầu tư lâu dài cho tương lai thương hiệu của bạn.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hay bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tạo gian hàng trên Amazon, hãy liên hệ với Mega Digital để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách list sản phẩm lên Amazon dễ hiểu nhất