TikTok
BLOG

“Google Shopping là gì?” – Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà bán lẻ trực tuyến

Chuyển đổi số trên các nền tảng thương mại điện tử đã và đang là xu thế chung của những nhà bán buôn, bán lẻ truyền thống trong năm những năm gần đây bởi hiệu quả kinh doanh vượt trội mà nó mang lại. Thế nhưng, phần lớn người tiêu dùng sẽ có hành vi tìm kiếm và so sánh thông tin về các sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua sắm cuối cùng. Bởi vậy, các giải pháp quảng cáo được phát triển bởi chính những công cụ tìm kiếm này được đặc biệt khuyên dùng với người bán hàng. Trong bài viết này, Mega Digital sẽ giới thiệu với bạn đọc về “Quảng cáo Google Shopping là gì?” và vì sao nó được gọi là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà bán lẻ trực tuyến hiện nay.

Google Shopping là gì? – Cẩm nang kiến thức bạn không thể bỏ qua!

Giới thiệu về hình thức Quảng cáo Google Shopping

Quảng cáo Google Shopping là gì?” – Google Shopping hay Google Shopping Ads là công cụ quảng cáo sản phẩm trực quan, xuất hiện song song với quảng cáo tìm kiếm của Google khi người dùng thực hiện truy vấn về sản phẩm, dịch vụ với cụm từ tìm kiếm. 

Với điểm mạnh vượt trội về khả năng can thiệp sâu của nhà quảng cáo vào nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, lượng traffic khổng lồ đổ về mỗi giây cùng khả năng gợi ý mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể nhận định quảng cáo Google Shopping có nhiều điểm mạnh vượt trội hơn so với Quảng cáo tìm kiếm từ khóa của Google (Google Search Ads). 
Để hiểu rõ hơn về Google Shopping là gì và Google Ads, mời bạn đọc theo dõi video dưới đây (phụ đề Tiếng Việt khả dụng):

 

Quảng cáo Google Shopping Ads hiển thị ở đâu và có hình thức như thế nào?

Vị trí hiển thị của quảng cáo Google Shopping

Theo những cập nhật mới nhất của Google, mạng lưới hiển thị của Shopping Ads không chỉ dừng lại ở những trang kết quả tìm kiếm thông thường (SERPs) mà còn có mặt ở những vị trí đắc địa sau đây: 

Phía dưới thanh công cụ tìm kiếm
vi tri hien thi cua quang cao
Vị trí hiển thị 1 của quảng cáo Google Shopping trên giao diện smartphone
hien thi tren giao dien may tinh 1
Vị trí hiển thị 1 của quảng cáo Google Shopping trên giao diện máy tính

Khi người dùng thực hiện truy vấn thông tin về sản phẩm trên thanh công cụ tìm kiếm, Quảng cáo mua sắm Google Shopping có thể hiển thị ở vị trí trực quan nhất – ngay dưới thanh công cụ với đủ trường thông tin từ hình ảnh minh họa tới tên, giá và nhà phân phối của sản phẩm, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng cũng như giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định mua hàng. Vị trí hiển thị khả dụng trên cả giao diện máy tính và điện thoại thông minh.

Bên phải của trang kết quả tìm kiếm Google
vi tri hien thi 2
Vị trí hiển thị 2 của quảng cáo Google Shopping

Ở trang kết quả thông tin tìm kiếm (SERPs), quảng cáo Google Shopping còn có thể xuất hiện ở vị trí song song ở cột bên phải với những kết quả tìm kiếm trên giao diện máy tính. 

Thẻ mua sắm Google Shopping
vi tri hien thi 3
Vị trí hiển thị 3 của quảng cáo Google Shopping

Ngoài ra, không thể không kể tới thẻ “Mua sắm” hay thẻ “Shopping” dưới thanh công cụ tìm kiếm, là nơi khách hàng có thể thu thập được những thông tin chi tiết về nguồn cấp dữ liệu sản phẩm một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Mạng lưới hiển thị của Google – Google Display Network (GDN)
vi tri hien thi 4
Vị trí hiển thị 4 của quảng cáo Google Shopping
Những website là đối tác tìm kiếm của Google
hien thi cua quang cao
Vị trí hiển thị 5 của quảng cáo Google Shopping

Hình thức hiển thị mẫu quảng cáo Google Shopping

Hình thức hiển thị chính là điểm mạnh của Google Shopping so với các công cụ quảng cáo trả phí khác. Cụ thể, nội dung hiển thị của Google Shopping không chỉ dừng lại ở những đoạn text đơn thuần chứa các từ khóa về đặc tính sản phẩm mà còn bao gồm nội dung hình ảnh bắt mắt mà nhà quảng cáo có thể dễ dàng tùy chỉnh. Hình thức hiển thị này giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm online của khách hàng khi dữ liệu về hình ảnh được xử lý trong thời gian ngắn hơn với hình ảnh trực quan. 

Quảng cáo Google Shopping là gì? – Lợi ích và rào cản trong việc ứng dụng đối với ngành bán lẻ

Lợi ích

Can thiệp sâu hơn, tối ưu dễ dàng hơn

Trong khi Facebook Ads, thậm chí Quảng cáo tìm kiếm từ khóa của Google (Search Ads) phụ thuộc rất nhiều vào nội dung từ khóa và cụm từ truy vấn trong phân phối mẫu quảng cáo, Google Shopping vượt trội hơn khi cho phép nhà quảng cáo can thiệp sâu vào nguồn cấp dữ liệu sản phẩm với khả năng tùy chỉnh về chủng loại sản phẩm, nhờ đó giúp cho việc phân phối quảng cáo trở nên tiết kiệm, hiệu quả, chính xác hơn. 

Nhân đôi phạm vi hiển thị

Khi cụm từ truy vấn về sản phẩm được người dùng tìm kiếm, Google Shopping Ads và Search Ads sẽ xuất hiện đồng thời, thậm chí có thể là từ cùng một nhà quảng cáo. Khi điểm chạm giữa sản phẩm và khách hàng nhân đôi thì cơ hội dẫn đến lượt chuyển đổi cũng được nhân đôi.

Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Với Google Shopping Ads, nhà quảng cáo có thể đưa khách hàng tiềm năng đi sâu hơn vào phễu khách hàng khi những thông tin quan trọng về sản phẩm như đặc tính, ưu đãi, giá cả,…thậm chí là hình ảnh minh họa trực quan xuất hiện chỉ sau một cú nhấp chuột. Với sự nhận biết tức thời và đầy đủ về thông tin sản phẩm, quá trình so sánh, cân nhắc giữa các sự lựa chọn diễn ra nhanh chóng hơn, tỷ lệ chuyển đổi sẽ được gia tăng nếu xét trên toàn bộ lưu lượng tiếp cận với mẫu quảng cáo đó. Bên cạnh đó, với đường liên kết (link) trực tiếp tới trang đích sản phẩm, từ đó, Google Shopping đã giúp thu gọn hành trình mua sắm của khách hàng cũng như gia tăng cơ hội chuyển đổi đơn hàng. 

Chỉ số đo lường ý nghĩa hơn

Với dữ liệu đo điểm chuẩn, Google Shopping cho phép nhà quảng cáo nắm bắt được những thông tin quan trọng về đối thủ. Ngoài ra, với trình mô phỏng đấu giá, tầm nhìn về cơ hội tăng trưởng của chiến dịch trở nên rõ ràng hơn với nhà quảng cáo. Vậy nên, có thể nói rằng Google Shopping có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công cụ quảng cáo trả phí khác về mặt đo lường chiến dịch. 

Rào cản

Với những ưu điểm được kể đến ở phần trên, có thể nhận định Google Shopping là công cụ quảng cáo mạnh mẽ các doanh nghiệp không thể bỏ qua, nổi bật với khả năng can thiệp sâu của nhà quảng cáo với những tùy chỉnh trong chiến dịch, giúp tối ưu khả năng phân phối của mẫu quảng cáo tới tệp khách hàng tiềm năng chất lượng nhất. Tuy nhiên, đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của Google Shopping.

Hạn chế của Google Shopping đến từ chính ưu điểm lớn nhất của nó. Tuy công cụ này rất mạnh mẽ trong việc tự động hóa và phân phối mẫu quảng cáo thông minh, những chiến dịch chỉ làm được điều đó với nguồn cấp dữ liệu sản phẩm đầy đủ, chính xác bước đầu. Nói cách khác, khả năng cho phép nhà quảng cáo can thiệp sâu vào chiến dịch đồng nghĩa với việc phần chuẩn bị bước đầu để kích hoạt chiến dịch yêu cầu nhiều công sức hơn so với những nền tảng quảng cáo khác. 

Phần việc khó khăn này chủ yếu nằm ở bước chuẩn bị nguồn cấp dữ liệu sản phẩm và quá trình phê duyệt của GMC (Google Merchant Center) với nguồn cấp dữ liệu đó. Ngoài ra, nhiều nhà quảng cáo cho rằng quảng cáo Google Shopping khó thiết lập hơn các công cụ quảng cáo khác, họ sẽ cần nhiều giờ nghiên cứu và thử nghiệm để có thể thiết lập thành công một mẫu quảng cáo với công cụ này.

Ngoài ra, Google đã giới thiệu một công cụ mới được phát triển từ Google Shopping để giúp nhà quảng cáo thực hiện công việc tối ưu quảng cáo dễ dàng hơn, đó chính là Chiến dịch mua sắm thông minh Google Smart Shopping. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin cụ thể hơn tại bài viết này: Google Smart Shopping – Chiến dịch mua sắm thông minh của Google là gì?

Google Shopping là gì? – Cách thức vận hành của chiến dịch Google Shopping Ads

Gợi ý dựa trên cụm từ tìm kiếm và lịch sử người dùng

Khi người tiêu dùng thực hiện truy vấn về thông tin sản phẩm trên thanh công cụ tìm kiếm, kết quả về các mẫu quảng cáo Google Shopping sẽ được trả về dựa trên một vài yếu tố chủ đạo sau:

  • Mức độ trùng lặp
  • Sự liên quan giữa cụm từ tìm kiếm thực tế và tiêu đề
  • Mô tả trong nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của chiến dịch
  • Lịch sử tương tác và hoạt động của người dùng với Google
  • Giá thầu từ khóa của nhà quảng cáo

Gợi ý dựa trên nguồn cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác, tuân thủ chính sách bán hàng

Mức độ đầy đủ, chính xác và tuân thủ chính sách bán hàng Google của nguồn cấp dữ liệu sản phẩm chắc chắn là yếu tố không thể bỏ qua cho quá trình máy học (machine learning) và thuật toán gợi ý xếp hạng sản phẩm của Google trên công cụ tìm kiếm. Nhà quảng cáo nên đặc biệt lưu ý việc tận dụng tối đa khả năng, điểm mạnh của Google Shopping đến từ chính nguồn cấp dữ liệu này, đó chính là việc chiến dịch sẽ không hoàn toàn bị phụ thuộc 100% vào từ khóa cũng như cụm từ tìm kiếm của người dùng, tạo ra sự chủ động và cơ hội chuyển đổi cao hơn cho danh mục sản phẩm.

Gợi ý dựa trên thông tin phản hồi về sản phẩm và người bán

Thông tin về những đánh giá, phản hồi, khiếu nại hay thắc mắc của khách hàng là những yếu tố mà những người kinh doanh online cũng như nhà quảng cáo hay bỏ qua, tuy nhiên đây lại là một trong những yếu tố quyết định tới thứ hạng sản phẩm trong Google Shopping. Có thể nói chất lượng sản phẩm cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tỷ lệ thuận với hiệu quả của chiến dịch Google Shopping, là một điểm người bán hàng online phải lưu tâm.

Chi phí để khởi tạo chiến dịch Quảng cáo mua sắm Google Shopping

Tương tự như các nền tảng quảng cáo trả phí khác, nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu từ khóa cho mỗi lượt click (CPC – Cost-per-click) hoặc mỗi lượt tương tác (CPE – Cost-per-engagement). Dĩ nhiên, Google chỉ tính phí một khi đường link sản phẩm được người dùng truy cập hay tương tác. Việc đặt ra một mức giá thầu hợp lý vừa giúp cải thiện thứ hạng sản phẩm mà vẫn tiết kiệm được ngân sách cho chiến dịch. 

Tuy nhiên, những nhà quảng cáo mới sử dụng Google Shopping được khuyên sử dụng tính năng trưng bày sản phẩm miễn phí (free listing) của Google mới được công bố vào tháng 4 năm 2020 để hỗ trợ những người kinh doanh online trong bối cảnh đại dịch. Tính năng này được hỗ trợ với những nguồn cấp dữ liệu sản phẩm đủ điều kiện được tải lên tài khoản GMC (Google Merchant Center).

Google Shopping là gì? – Sự khác biệt với Quảng cáo tìm kiếm từ khóa Google Search Ads

Google Shopping Ads voi Google Search Ads

  • Về mặt hình thức, kết quả hiển thị của quảng cáo tìm kiếm từ khóa có nhiều sự tương đồng với kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google SERPs với trường thông tin mở rộng về sản phẩm, dịch vụ như địa điểm cửa hàng hay thời gian hoạt động. Với Google Shopping, nội dung văn bản bị hạn chế song có sự bổ sung với hình ảnh minh họa trực quan. 
  • Về vị trí hiển thị, Search Ads thường xuất hiện từ 3 tới 4 kết quả sau khi người dùng thực hiện truy vấn về thông tin sản phẩm, dịch vụ. Kết quả sẽ xuất hiện ngay dưới thanh công cụ tìm kiếm (hoặc cuối trang) trong trường hợp không có kết quả của Google Shopping Ads được đề xuất trên cả giao diện màn hình máy tính và điện thoại.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức quảng cáo này phải kể tới cách thức vận hành và tối ưu chiến dịch. Cụ thể, Google Search Ads phụ thuộc phần lớn vào từ khóa có trong 3 tiêu đề và 2 mô tả để phân phối mẫu quảng cáo tới người dùng có truy vấn tương tự, thì Shopping Ads ngoài tiêu đề và mô tả còn sử dụng tới nguồn cấp dữ liệu sản phẩm với đầy đủ các trường từ loại sản phẩm, đặc tính sản phẩm tới tình trạng tồn hàng. Cách thức vận hành này giúp Google hiểu được mặt hàng được bán một cách tường tận, từ đó phân phối tới đúng tệp khách hàng mục tiêu. Như vậy, tối ưu phân phối mẫu quảng cáo dựa trên nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào từ khóa chính là thế mạnh của Google Shopping. Nói cách khác, thuật toán của Google Shopping làm hết phần còn lại cho nhà quảng cáo, còn với Search Ads, nhà quảng cáo phải chủ động nghiên cứu và đặt giá thầu cho từ khóa của mình để tối ưu chiến dịch.

Quảng cáo Google Shopping là gì? – Những doanh nghiệp nào nên triển khai Google Shopping Ads?

Mọi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hữu hình (ngoại trừ một vài sản phẩm có trong danh sách này) đều có thể thử nghiệm Google Shopping để quảng bá sản phẩm của mình. 

Không chỉ những doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp SMEs, startup hay hộ kinh doanh truyền thống đều có thể sử dụng Google Shopping Ads như công cụ chủ đạo quảng bá sản phẩm của mình trên nền tảng trực tuyến.

Ngoài ra, Google Shopping Ads đặc biệt phù hợp với những người kinh doanh online đang sở hữu gian hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, bởi họ vốn đã có “nguồn cấp dữ liệu sản phẩm” tương đối hoàn thiện và đã có kinh nghiệm trong việc kinh doanh trên nền tảng số, song, họ cũng nhận thức được tầm quan trọng của marketing sản phẩm bằng những công cụ trả phí.

Google Shopping là gì? – Hướng dẫn cách tạo và những lưu ý để thực hiện hiệu quả

Điều kiện và yêu cầu để triển khai chiến dịch Quảng cáo mua sắm Google Shopping Ads

Để kích hoạt thành công một chiến dịch quảng cáo Google Mua sắm, nhà quảng cáo phải chuẩn bị những nguồn tài nguyên sau.

Trang thương mại điện tử đáp ứng những yêu cầu về chính sách bán hàng của GMC và Google Ads

Để đảm bảo đáp ứng chính sách bán hàng của Google, website cần quảng bá được yêu cầu phải có:

  • Tính năng e-commerce
  • Tính năng bảo mật thông tin khách hàng
  • Tính năng checkout và thanh toán an toàn

Ngoài ra, website còn cần phải được cài đặt chứng chỉ SSL, nói cách khác là đường link website phải bắt đầu với cụm “https://”.

Bên cạnh đó, những thông tin ít được để ý như:

  • Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
  • Chính sách giao vận
  • Chính sách bảo mật thông tin người dùng…

Các chính sách trên cũng được đưa vào danh mục của Google khi kiểm định tính minh bạch cũng như chất lượng của một website bán hàng. 

Nhà quảng cáo nên đảm bảo website bán hàng đáp ứng đủ những điều kiện trên trước khi đến với những bước tiếp theo trong quá trình khởi tạo chiến dịch Google Shopping.

Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu của Google

Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, nguồn cấp dữ liệu sản phẩm không những là một phần không thể thiếu, mà còn là mấu chốt, điểm mạnh của một chiến dịch quảng cáo Google Shopping thành công. Bởi vậy, việc chuẩn bị một nguồn cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác ở từng trường thông tin là công việc tối quan trọng cần chuẩn bị trước khi xuất bản chiến dịch.

Tài khoản GMC liên kết với tài khoản Google Ads

Nhà quảng cáo cần lưu ý rằng chiến dịch Quảng cáo mua sắm Google được khởi tạo dựa trên nền tảng Google Merchant Center và Google Ads, bởi vậy việc chuẩn bị một tài khoản Google Merchant Center có sự kết nối với tài khoản Google Ads chính là bước chuẩn bị cuối cùng để nhà quảng cáo sẵn sàng cho chiến dịch đầu tiên của mình.

Hướng dẫn cách tạo và những lưu ý để chạy Google Shopping Ads hiệu quả

Sau khi đã chuẩn bị đủ những nguyên liệu cần thiết, nhà quảng cáo có thể xuất bản chiến dịch Google Shopping của mình với năm bước thực hiện sau:

  • Bước 1: Thiết lập tài khoản Google Merchant Center
  • Bước 2: Xác minh doanh nghiệp trên tài khoản Google Merchant Center và quyền sở hữu website bán hàng 
  • Bước 3: Liên kết tài khoản Google Merchant Center với Google Ads
  • Bước 4: Đăng tải nguồn cấp dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center
  • Bước 5: Khởi tạo chiến dịch Google Shopping

Có thể nói việc chuẩn bị và khởi tạo chiến dịch Google Shopping không hề đơn giản đối với những người mới bắt đầu, đặc biệt với những người kinh doanh online chưa từng có kinh nghiệm với những công cụ quảng cáo trả phí trên nền tảng số. 

Đọc thêm: Tạo Google Shopping hiệu quả theo hướng dẫn step-by-step | Mega Digital

Cụ thể, những vấn đề về xác minh tính minh bạch của doanh nghiệp cùng tính hợp pháp của sản phẩm được quảng bá sẽ là hai bài toán lớn nhất đối với cả những nhà quảng cáo Google Shopping có thâm niên. 

Kết luận

Kết lại, với 3 điểm mạnh vượt trội về khả năng can thiệp sâu của nhà quảng cáo vào nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, lượng traffic lớn cùng khả năng gợi ý của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể nhận định quảng cáo Google Shopping là một trong những công cụ quảng cáo hữu hiệu không chỉ với các doanh nghiệp lớn mà còn với các doanh nghiệp SMEs và các hộ kinh doanh truyền thống. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế dưới tác động của dịch bệnh, các chủ doanh nghiệp nên thực sự cân nhắc về việc sử dụng Google Shopping như một trong những công cụ quảng bá sản phẩm chủ đạo trên nền tảng số.

Bạn đang có nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn về Google Shopping Ads để vận hành vào doanh nghiệp của mình?

Mega Digital hiện đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh truyền thống quảng cáo trên nền tảng Google Shopping cùng khóa học “Google Shopping Ads: From Beginner to Pro cùng Đối tác Google tại Việt Nam” giúp rút ngắn quá trình tự học và tìm hiểu về Google Shopping cho người mới bắt đầu. Tìm hiểu thêm tại đây!

5/5 - (2 bình chọn)

Tác giả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm