mega digital christmas logo
TikTok
TikTok
BLOG

Bán hàng trên Amazon có mất phí không: Tổng hợp các chi phí

Nếu bạn từng nghe nói rằng bán hàng trên Amazon không mất phí, đừng vội tin điều đó! Trong bài viết này, Mega Digital sẽ làm rõ câu hỏi bán hàng trên Amazon có mất phí không, và nếu có thì các chi phí đó là gì. Bạn có thể kinh doanh trên Amazon với nguồn vốn nhỏ, thậm chí không cần vốn, nhưng để duy trì bán hàng thì bạn vẫn cần trả các chi phí theo quy định của nền tảng này.

Bán hàng trên Amazon có mất phí không?

Bạn hoàn toàn có thể bán hàng trên Amazon không cần vốn mua hàng. Tuy nhiên, việc vận hành kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử này vẫn đòi hỏi những khoản phí nhất định. Dưới đây là các lưu ý về chi phí chính khi bán hàng trên Amazon được đội ngũ Mega Digital tổng hợp chi tiết mà người bán mới cần biết.

Các chi phí bán hàng trên Amazon

Ngoài những chi phí bạn cần trả theo quy định của Amazon, mỗi khâu trong quá trình kinh doanh cũng sẽ có những khoản chi tiêu bạn cần lưu ý. Các chi phí chính bao gồm:

*Lưu ý: Tất cả các chi phí trong bài viết này được trích xuất theo Amazon Global Selling Vietnam, số liệu cập nhật tháng 6 năm 2024. Chi phí chỉ mang tính chất tham khảo.

1. Phí duy trì tài khoản bán hàng

Có hai loại tài khoản bán hàng trên Amazon: tài khoản bán hàng cá nhân (individual) và tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (profeeional). Mỗi loại tài khoản sẽ có mức phí duy trì và quyền lợi khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng người bán.

Phí duy trì tài khoản bán hàng trên Amazon

Tài khoản bán hàng Cá nhân

Tài khoản bán hàng cá nhân (Individual Account) trên Amazon thường phù hợp với những người bán mới hoặc doanh nghiệp nhỏ có nguồn vốn hạn chế và chưa xác định rõ được mặt hàng mình muốn kinh doanh.

Mức phí: $0,99/lượt bán

Tài khoản bán hàng Chuyên nghiệp

Nếu bạn là cá nhân hay doanh nghiệp có thể kinh doanh lượng hàng lớn đều đặn thì tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (Professional Account) là lựa chọn lý tưởng. Với tài khoản chuyên nghiệp, bạn sẽ tiếp cận được rất nhiều tính năng hữu ích không có trong tài khoản cá nhân và mở rộng cơ hội bán hàng.

Mức phí: $39,99/tháng

2. Phí giới thiệu

Đối với người bán, phí giới thiệu là chi phí họ phải tính đến trong chiến lược giá của mình. Nếu họ không tính đến khoản phí này, họ có thể mất lợi nhuận trên các đơn hàng bán ra.

Phí giới thiệu trên Amazon

Phí giới thiệu (Referral fee)

Phí giới thiệu của Amazon là gì? Nói một cách dễ hiểu thì đây là khoản phí Amazon tính cho người bán trên mỗi sản phẩm được bán ra trên nền tảng. Phí giới thiệu của Amazon được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm bán trên nền tảng và thay đổi tùy theo danh mục sản phẩm. 

Phí giới thiệu tối thiểu (Minimum referral fee)

Bên cạnh phí giới thiệu, Amazon quy định mức phí giới thiệu tối thiểu cụ thể cho các ngành hàng. Hiện tại, mức phí giới thiệu tối thiểu cho đa phần các mặt hàng trên Amazon là $0,30.

Giữa phí giới thiệu tối thiểu và phí giới thiệu, khoản nào lớn hơn thì Amazon sẽ áp dụng thu khoản đó.

Cách áp dụng phí giới thiệu trên Amazon

3. Phí vận chuyển

Trước khi tìm hiểu về chi phí vận chuyển, người bán cần hiểu cơ bản về chặng đường vận chuyển hàng hóa Amazon. Thông thường, sản phẩm của bạn sẽ đi qua hai chặng. 

Giả sử hàng hóa của bạn ở Việt Nam. Vậy, đầu tiên, sản phẩm của bạn sẽ được chuyển từ Việt Nam đến kho Amazon hoặc kho do người bán sắp xếp ở nước ngoài. 

Sau đó, lô hàng của bạn sẽ được vận chuyển chặng cuối, tức là đi từ kho hàng tại nước ngoài đến tay khách hàng.

Chặng đường vận chuyển hàng hóa Amazon

Vận chuyển quốc tế

Giá cước vận chuyển quốc tế tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như kích thước và lượng hàng hóa, phương thức vận chuyển (đường biển, đường hàng không, đường bộ…), khoảng cách vận chuyển, v.v.

Để vận chuyển hàng hóa quốc tế, bạn sẽ cần đến dịch vụ của các công ty vận tải quốc tế, hay còn được gọi là công ty logistics hoặc logistics forwarder. Thông thường, cước phí vận chuyển quốc tế có thể dao động từ vài trăm đến vài nghìn USD cho một lô hàng.

Vận chuyển chặng cuối nội địa (last-mile delivery)

Vận chuyển chặng cuối (last-mile delivery), hay hiểu cách khác là vận chuyển nội địa tại thị trường đích, là chặng đường đơn hàng đi từ kho nước ngoài đến với khách hàng của bạn.

Phí vận chuyển hàng FBA

4. Phí FBA (Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon)

Phí hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) còn được gọi là phí “lấy hàng và đóng gói”. Phí FBA là khoản chi phí được áp dụng cho mỗi đơn vị hàng hóa để hoàn tất quá trình xử lý đơn hàng cho khách mua trên Amazon. Các chi phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào danh mục, kích thước, và trọng lượng của sản phẩm. Ngoài ra, phí FBA cũng sẽ dao động tùy thuộc vào thời điểm trong năm.

Hàng hóa kích thước tiêu chuẩn

Phí FBA hàng kích thước tiêu chuẩn cho hầu hết các sản phẩm (hàng hóa không nguy hiểm, không phải hàng may mặc)
Phí FBA hàng kích thước tiêu chuẩn cho hàng may mặc
Phí FBA hàng kích thước tiêu chuẩn cho hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa kích thước quá khổ

Phí FBA hàng kích thước quá khổ nguy hiểm (cả hàng may mặc và không may mặc)

5. Phí lưu kho

Phí lưu kho Amazon

Về việc lưu kho thì bán hàng trên Amazon có mất phí không? Khi bạn sử dụng dịch vụ FBA, Amazon tính phí lưu kho hàng tháng dựa trên không gian mà hàng của bạn chiếm dụng tại các trung tâm hoàn thiện đơn hàng sau khi được đóng gói đúng cách và sẵn sàng để vận chuyển.. Phí lưu kho được xác định dựa trên thể tích hàng trung bình hàng ngày của bạn, tính bằng feet khối (ft3).

Nếu bạn sử dụng chương trình hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA), hàng hóa của bạn sẽ được lưu trong kho của Amazon. Người bán cần lưu ý chi phí này không cố định mà sẽ thay đổi tùy theo loại hàng và thời điểm trong năm. Cụ thể:

Phí lưu kho Amazon

Phí lưu kho ngoài

Trường hợp bạn lựa chọn tự hoàn thiện đơn hàng (FBM) và không có kho của riêng mình, bạn sẽ cần thuê kho bên ngoài. Khi đó, chi phí thuê kho sẽ tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Bạn nên tham khảo báo giá và vị trí của một số kho hàng khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

6. Các chi phí khác

Phí quảng cáo Amazon

Nếu bạn muốn tăng khả năng hiển thị sản phẩm trên Amazon, việc sử dụng dịch vụ quảng cáo là một lựa chọn hiệu quả. Amazon cung cấp nhiều tùy chọn quảng cáo giúp sản phẩm của bạn xuất hiện nổi bật trong kết quả tìm kiếm hoặc trên các trang sản phẩm liên quan, bao gồm:

  • Amazon Ad Console (PPC) – Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột: Sponsored Products (Sản phẩm tài trợ), Sponsored Brands (Thương hiệu tài trợ), và Sponsored Display Ads (Quảng cáo hiển thị).
  • Amazon DSP (CPM) – Quảng cáo trả tiền cho mỗi nghìn lượt hiển thị: Amazon Managed Service (Dịch vụ được Amazon quản lý), Enterprise Self Service (Doanh nghiệp tự phục vụ).

Hầu hết các khoản phí liên quan đến quảng cáo sẽ được tính dựa trên mô hình đấu giá. Chi phí quảng cáo có thể biến động tùy theo loại quảng cáo, mức độ cạnh tranh của từ khóa bạn chọn và ngân sách quảng cáo bạn thiết lập. Quảng cáo trên Amazon có thể là một khoản đầu tư đáng giá nếu bạn có chiến lược tốt.

Thông thường, chi phí quảng cáo sẽ được cân đối theo từng dự án cụ thể để đem lại kết quả tốt nhất. Với đội ngũ chuyên gia “sành sỏi”, Mega Digital đã giúp nhiều nhà bán hàng hiểu rõ các chi phí và xây dựng chiến lược quảng cáo thành công trên Amazon.

Quảng cáo trên Amazon

Phí dịch vụ phát sinh

Nếu hàng hóa của bạn chưa được chuẩn bị đầy đủ hoặc dán nhãn đúng quy cách khi gửi vào kho của Amazon, Amazon sẽ áp dụng phí dịch vụ phát sinh để xử lý các vấn đề này. Phí này được tính để bù đắp chi phí và nhân công của Amazon trong việc chuẩn bị và dán nhãn lại các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.

Phí lưu trữ dài hạn

Phí lưu trữ dài hạn là khoản phí mà Amazon áp dụng cho các nhà bán hàng sử dụng dịch vụ FBA để lưu trữ sản phẩm của họ trong kho hàng của Amazon trong thời gian dài. Khoản phí này được tính dựa trên không gian mà hàng tồn kho của nhà bán hàng chiếm dụng và thời gian hàng hóa được lưu trữ trong kho của Amazon.

Phụ phí lưu trữ hàng hóa dài hạn tại kho Amazon (áp dụng cho sản phẩm hàng hóa không nguy hiểm) được tính như sau:

  • Các đơn vị đã lưu trữ từ 271-365 ngày: $1,50/ft3 t (trên mỗi đơn vị được lưu trữ, tỷ lệ dựa trên đơn vị khối lượng).
  • Các đơn vị đã lưu trữ từ 365 ngày trở lên: $6,90/ft3 hoặc $0,15/đơn vị, tùy theo giá trị nào lớn hơn (trên mỗi đơn vị được lưu trữ).

Phí loại bỏ hàng

Nếu bạn cần chuyển hàng từ kho Amazon về kho của mình tại nước ngoài, Amazon cung cấp dịch vụ hỗ trợ rút hàng và vận chuyển về kho của bạn. Chi phí cho dịch vụ này được tính trên mỗi đơn vị hàng.

Ngoài ra, Amazon yêu cầu các sản phẩm lưu trữ trong kho phải có hạn sử dụng trên 6 tháng. Nếu sản phẩm không đáp ứng yêu cầu này, Amazon sẽ tự động loại bỏ sản phẩm và người bán sẽ phải chịu chi phí loại bỏ.

Phụ phí loại bỏ hàng khỏi kho Amazon

Phí thanh lý hàng

Dịch vụ thanh lý hàng hóa của Amazon cho phép các nhà bán hàng FBA thanh lý các sản phẩm không bán được hoặc dư thừa bằng cách bán chúng cho các nhà bán buôn hoặc tái chế. Phí này bao gồm các chi phí liên quan đến việc xử lý, quản lý và vận chuyển hàng hóa thanh lý. 

Cụ thể, khi nhà bán hàng chọn sử dụng dịch vụ thanh lý, Amazon sẽ thu phí xử lý trên mỗi đơn vị hàng hóa được thanh lý. Đây là một giải pháp hữu ích để giảm thiểu hàng tồn kho không bán được và thu lại một phần giá trị của các sản phẩm thay vì phải tiêu tốn chi phí lưu trữ dài hạn hoặc tiêu hủy chúng.

Phí thanh lý hàng FBA

Một số mẹo tối ưu chi phí bán hàng trên Amazon

Trong kinh doanh trên Amazon, việc tối ưu hóa chi phí có thể giúp tăng lợi nhuận đáng kể. Dưới đây là một số mẹo quan trọng giúp bạn tiết kiệm chi phí bán hàng trên nền tảng này.

Chọn bán những ngành hàng có phí giới thiệu thấp

Amazon tính phí giới thiệu cho gần như mọi mặt hàng bán trên nền tảng của họ. Để tối ưu khoản phí này, hãy chọn bán những ngách hàng có phí giới thiệu cạnh tranh.

Ví dụ, đối với một số danh mục như thiết bị của Amazon, phí này có thể dao động từ 6% đến 7%. Mặt khác, phí giới thiệu có thể lên đến 20% đối với các danh mục đặc biệt như trang sức và đồng hồ.

Trong khi đó, phí giới thiệu cho hầu hết các các danh mục hàng khác, chẳng hạn như điện tử, đồ gia dụng và làm vườn, đồ dùng cho thú cưng, đồ chơi hay văn phòng phẩm chỉ là 15% giá bán. 

Cách giảm phí giới thiệu:

  • Tìm các danh mục hàng phù hợp: Bán sản phẩm trong các danh mục có phí giới thiệu thấp hơn.
  • Tham gia chương trình Brand Referral Bonus của Amazon: Bất cứ khi nào bạn thu hút được khách hàng từ bên ngoài Amazon đến Amazon và có giao dịch mua hàng, Amazon sẽ giảm 10% phí giới thiệu cho giao dịch đó, cũng như bất kỳ giao dịch mua nào khác mà khách hàng thực hiện từ thương hiệu của bạn trong hai tuần ngay sau đó.

Lưu ý rằng bạn phải tham gia Amazon Brand Registry để tham gia chương trình này, và tiền thưởng chỉ áp dụng cho các giao dịch mà bạn thực hiện qua liên kết Amazon Attribution.

Phí giới thiệu trên Amazon đối với một số ngành hàng

Tối ưu chi phí hoàn thiện đơn hàng FBA

Phí hoàn tất đơn hàng Amazon FBA được xác định dựa trên hạng kích thước sản phẩm. Nếu bạn muốn cắt giảm chi phí hoàn tất đơn hàng, bạn phải điều chỉnh biến số này.

Cách giảm phí hoàn tất đơn hàng Amazon:

  • Sử dụng công cụ tính toán doanh thu (Revenue Calculator) của Amazon: Công cụ này hỗ trợ người bán dự tính phí hoàn tất đơn hàng FBA, giúp bạn tránh được những bất ngờ và quyết định sản phẩm sẽ bán trên Amazon.
  • Giảm kích thước đóng gói: Chọn bao bì nhỏ hơn, nhẹ hơn để giảm trọng lượng vận chuyển và chi phí vận chuyển.
  • Đóng gói gộp: Nhóm các sản phẩm lại với nhau thay vì đóng gói riêng từng sản phẩm để giảm số lượng đơn vị hàng cần lấy và hoàn thiện khi có khách đặt hàng.
Công cụ tính toán doanh thu Amazon Revenue Calculator

Giảm thiểu phí lưu kho FBA

Tương tự như phí hoàn tất đơn hàng, phí lưu kho Amazon được tính dựa trên thể tích mà sản phẩm của bạn chiếm trong kho Amazon. Bên cạnh việc giảm kích thước sản phẩm hoặc bao bì, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí lưu kho là di chuyển sản phẩm của bạn vào và ra khỏi Amazon càng nhanh càng tốt. Cứ mỗi ngày trôi qua mà hàng hóa của bạn không bán được thì chi phí lưu kho ngày càng nhiều lên.

Cách giảm phí lưu kho FBA:

  • Theo dõi mức tồn kho thường xuyên và tránh tồn kho quá mức: Bạn nên duy trì đủ lượng hàng tồn kho đủ để bán trong khoảng 60–90 ngày và lên kế hoạch tương tự cho các lô hàng tiếp theo.
  • Sử dụng dịch vụ loại bỏ hàng (Removal Order) của Amazon: Bạn có thể gửi yêu cầu loại bỏ các sản phẩm bán chậm khỏi các trung tâm hoàn tất đơn hàng của Amazon trước khi phải chịu các khoản phụ phí tồn kho cũ.
  • Chạy các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá: Để thúc đẩy bán các sản phẩm bán chậm.
  • Theo dõi điểm số IPI (chỉ số hiệu suất hàng lưu kho): Thao tác này giúp đảm bảo rằng bạn không tồn kho quá mức các sản phẩm bán chậm.
Theo dõi chỉ số IPI Amazon (chỉ số hiệu suất hàng lưu kho)

Lời kết

Với bài viết này, bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi bán hàng trên Amazon có mất phí không. Mặc dù các loại phí khi bán hàng trên Amazon có thể khá phức tạp cho người mới bắt đầu, hoạt động kinh doanh trên nền tảng này cũng mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng thu lợi nhuận cho người bán. Việc nắm rõ các loại phí và quản lý chúng một cách hiệu quả sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và kinh doanh thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm