Mega Digital Logo
TikTok
TikTok
BLOG

Các hình thức bán hàng trên Amazon: Lựa chọn nào tốt nhất?

Nếu bạn là một người mới bắt đầu bán hàng trên Amazon, có thể bạn đang tự hỏi doanh nghiệp Amazon của mình sẽ hoạt động như thế nào. Một trong những khía cạnh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nằm ở mô hình kinh doanh, hay hình thức bán hàng mà bạn chọn. Trong bài viết này, Mega Digital sẽ khám phá các hình thức bán hàng trên Amazon để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Các hình thức bán hàng trên Amazon

Có 5 hình thức bán hàng trên Amazon: bán lẻ chênh lệch giá, bán online chênh lệch giá, bán buôn, dropshipping và thương hiệu cá nhân.

#1 Bán lẻ chênh lệch giá (Retail Arbitrage)

Bán lẻ chênh lệch giá là việc mua sản phẩm từ các cửa hàng vật lý (thường là các nhà bán lẻ như Walmart, Home Depot,…) với mức giá chiết khấu và bán lại chúng trên Amazon với giá cao hơn. Đây là mô hình được sử dụng bởi những nhà bán hàng muốn tận dụng các đợt bán thanh lý và giảm giá để mua sản phẩm với giá ưu đãi.

Bán lẻ chênh lệch giá (Retail Arbitrage)

Ưu điểm:

  • Chi phí khởi nghiệp thấp: Bạn có thể bắt đầu kinh doanh bán lẻ trên nền tảng Amazon với nguồn lực tài chính tương đối nhỏ. Bạn chỉ cần mua các sản phẩm giảm giá từ các cửa hàng bán lẻ, chi phí thấp hơn nhiều so với mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn.
  • Dễ tiếp cận: Hầu như ai cũng có thể bắt đầu với kinh doanh bán lẻ vì nó không yêu cầu thỏa thuận đặc biệt nào với nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất. Tất cả những gì bạn cần là tìm được sản phẩm tiềm năng và thị trường phù hợp.
  • Linh hoạt trong lựa chọn sản phẩm: Kinh doanh bán lẻ cho phép người bán lựa chọn từ nhiều loại sản phẩm có sẵn trên kệ hàng, giúp bạn có thể nhanh chóng thích ứng với xu hướng thị trường và sở thích của người tiêu dùng.
  • Sản phẩm có sẵn ngay lập tức: Không giống như nguồn hàng trực tuyến, kinh doanh bán lẻ cho phép bạn có sản phẩm ngay lập tức sau khi mua.
  • Tiềm năng lợi nhuận cao: Vì bạn mua hàng tồn kho với giá giảm, tiềm năng đạt được lợi nhuận cao là đáng kể nếu bạn có thể xác định đúng các sản phẩm bán chạy trên Amazon.

Hạn chế

  • Khả năng mở rộng hạn chế: Việc mở rộng doanh nghiệp bán hàng bán lẻ là thách thức vì nó phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm giảm giá có sẵn, mà bạn không có quyền kiểm soát.
  • Tốn thời gian: Việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp đòi hỏi phải đi đến nhiều địa điểm bán lẻ khác nhau và tìm kiếm các ưu đãi, có thể rất tốn thời gian và không hiệu quả so với các mô hình trực tuyến.
  • Phụ thuộc vào đợt giảm giá và bán hàng cuối mùa: Lợi nhuận trong bán hàng bán lẻ thường phụ thuộc vào việc tìm được các mặt hàng được giảm giá đáng kể trong các đợt bán hàng cuối mùa hoặc khuyến mãi theo mùa, không phải lúc nào cũng có sẵn hoặc dự đoán trước được.
  • Cạnh tranh trên thị trường: Do dễ dàng tham gia vào bán hàng bán lẻ, cạnh tranh có thể rất khốc liệt, đặc biệt là đối với các sản phẩm phổ biến mà nhiều người bán khác cũng có thể tiếp cận.

#2 Bán online chênh lệch giá (Online Arbitrage)

Bán online chênh lệch giá là mô hình kinh doanh mua các sản phẩm giá rẻ từ một nhà bán lẻ trực tuyến và bán lại chúng để kiếm lợi nhuận trên Amazon.

Mua hàng trực tuyến là một cách tuyệt vời để bắt đầu bán hàng trên Amazon với rủi ro thấp do bạn không phải đầu tư một khoản tiền lớn vào hàng tồn kho trước. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các sản phẩm bán được với lợi nhuận cao trên Amazon có thể mất nhiều thời gian.

Bán online chênh lệch giá (Online Arbitrage)

Ưu điểm:

  • Dễ dàng tham gia: Bán online chênh lệch giá chỉ yêu cầu thời gian thiết lập ngắn (khoảng 2-3 tháng) nên bạn có thể nhanh chóng bắt đầu kinh doanh. Tất cả những gì bạn cần làm là đăng ký bán hàng trên Amazon, tìm và đặt hàng các sản phẩm có lợi nhuận từ nhà cung cấp và bắt đầu bán hàng.
  • Chi phí thấp để bắt đầu: Chỉ với $500 là bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh theo hình thức này.
  • Khả năng mở rộng: Với các công cụ và chiến lược phù hợp, bạn có thể mở rộng mô hình tương đối dễ dàng bằng cách tăng khối lượng mua và mở rộng phạm vi sản phẩm, không cần thay đổi quy trình làm việc.
  • Lựa chọn sản phẩm đa dạng: Bạn có thể tiếp cận đa dạng sản phẩm từ các nhà bán lẻ trực tuyến khác nhau trên toàn thế giới, tận dụng các thị trường ngách và nhu cầu thị trường khác nhau.
  • Lịch trình linh hoạt: Vì tất cả các giao dịch có thể được thực hiện online, bạn có thể linh hoạt làm việc theo lịch trình của mình. Vậy nên, hình thức này lý tưởng cho những người tìm kiếm một lựa chọn kinh doanh mà họ có thể cân đối quản lý cùng với các công việc khác.

Hạn chế

  • Cạnh tranh cao: Mua hàng trực tuyến cạnh tranh cao do rào cản gia nhập thấp, làm giảm biên lợi nhuận và khó tìm sản phẩm có lợi nhuận cao.
  • Thách thức về hậu cần: Quản lý vận chuyển và xử lý từ nhiều nguồn có thể phức tạp, đặc biệt là khi xử lý các trường hợp trả hàng hoặc đổi hàng, dễ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và xếp hạng của người bán.
  • Sản phẩm có thể lỗi thời hoặc có hiệu quả bán kém: Mua sản phẩm thanh lý có thể rủi ro vì chúng thường là hàng bán chậm, được hạ giá để xả kho, và hiệu quả kinh doanh sẽ rất thấp.

#3 Bán buôn (Wholesale)

Bán buôn là mô hình kinh doanh mua sản phẩm với số lượng lớn từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, hoặc nhà phân phối và sau đó bán lại cho khách hàng trên Amazon để kiếm lời.

Bán buôn khác với các mô hình khác ở chỗ người bán sẽ bán sản phẩm với số lượng lớn, thương lượng giá thấp nhất có thể, rồi bán lại trên Amazon để tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này, các nhà bán buôn phải liên hệ với thương hiệu, nhà sản xuất, hoặc nhà phân phối lớn để có được mức giá tốt nhất.

Bán buôn (Wholesale)

Ưu điểm

  • Không mất công xây dựng thương hiệu: Với mô hình bán buôn, người bán thường kinh doanh các sản phẩm phổ biến đã có thương hiệu trên thị trường hoặc mua buôn từ những nhãn hàng khác.
  • Nguồn cung ổn định: Bạn có thể mua hàng với số lượng lớn từ các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để có được giá thành thấp hơn và đảm bảo nguồn hàng ổn định.
  • Ít yêu cầu tiếp thị: Đây thường là các mặt hàng đã có thương hiệu và nhu cầu mua, vậy nên bạn không cần đầu tư quá nhiều vào việc quảng bá sản phẩm.
  • Quy trình đơn giản: Nhìn chung, bán buôn trên Amazon là một quy trình kinh doanh dễ dàng hơn so với các mô hình khác như thương hiệu riêng. Bạn không cần phải lo lắng về việc sản xuất, đóng gói, hay thiết kế sản phẩm.
  • Tiềm năng mở rộng nhanh chóng: Nhà bán buôn có thể mở rộng kinh doanh khá đơn giản vì nguồn hàng đã có sẵn và bạn chỉ cần thay đổi số lượng đặt hàng với nhà cung cấp.

Hạn chế

  • Đòi hỏi số vốn đầu tư nhất định: Nhà bán hàng cần chuẩn bị vốn ban đầu để mua số lượng lớn sản phẩm khi bán buôn.
  • Cạnh tranh cao: Bán các sản phẩm có đã thương hiệu hay các sản phẩm phổ biến thường đồng nghĩa với việc có rất nhiều người bán khác cũng đang bán cùng sản phẩm với bạn.
  • Biên lợi nhuận thấp hơn: Vì bạn đang bán các sản phẩm phổ biến mà nhiều người khác cũng kinh doanh, biên lợi nhuận có thể thấp hơn so với các hình thức kinh doanh khác, đặc biệt là nếu bạn phải cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng.
  • Khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho: Bạn cần theo dõi một lượng lớn hàng tồn kho thường xuyên và đảm bảo không bị thiếu hoặc dư thừa quá nhiều hàng.

#4 Dropshipping

Dropshipping đang dần trở thành cách phổ biến nhất để bắt đầu bán hàng trên Amazon. Phương pháp này đặc biệt phù hợp đối với những người bán không có quá nhiều thời gian hoặc nguồn vốn dồi dào.

Với dropshipping, các nhà bán hàng không cần phải mua hàng trước và giữ hàng tồn kho. Thay vào đó, khi khách hàng đặt một sản phẩm, nhà cung cấp của bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành đơn hàng và vận chuyển.

Những người bán hàng sử dụng phương pháp này thường xây dựng thương hiệu sản phẩm của riêng họ. Kết quả là, khách hàng thường không biết rằng đơn hàng của họ được thực hiện trực tiếp bởi nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất, chứ không phải là bởi người bán.

Amazon Dropshipping

Ưu điểm

  • Vốn đầu tư ban đầu thấp: Người bán dropshipping không cần phải bỏ vốn để mua hàng tồn kho trước. Bạn chỉ cần mua sản phẩm từ nhà cung cấp sau khi đã có đơn hàng được thanh toán trước từ khách hàng.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Vì nhà cung cấp sẽ gửi hàng trực tiếp cho khách hàng, bạn không phải quản lý kho bãi, đóng gói hay vận chuyển.
  • Dễ dàng mở rộng kinh doanh: Với dropshipping, bạn có thể dễ dàng thêm nhiều sản phẩm mới vào danh mục của mình và mở rộng kinh doanh nhanh chóng hơn mà không cần lo lắng về việc tồn kho hoặc chi phí lưu trữ.
  • Linh hoạt trong lựa chọn sản phẩm: Bạn có thể thử nghiệm nhiều loại sản phẩm khác nhau mà không cần cam kết mua số lượng lớn. Điều này giúp bạn xác định được sản phẩm nào bán chạy mà không gặp nhiều rủi ro.
  • Khả năng làm việc từ xa: Khi kinh doanh dropshipping, bạn có thể linh hoạt làm việc từ bất kỳ đâu, miễn là bạn có kết nối internet.

Hạn chế

  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm thấp: Chất lượng hàng hóa của bạn sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp nên nếu có bất cứ vấn đề gì thì uy tín của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Thiếu kiểm soát về thời gian giao hàng: Nếu nhà cung cấp của bạn không vận chuyển hàng hóa kịp thời, sự hài lòng của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Khó khăn trong việc xử lý khiếu nại: Khi có vấn đề về sản phẩm hoặc giao hàng, bạn phải làm việc với nhà cung cấp để giải quyết, điều này có thể gây ra sự chậm trễ và khó khăn trong việc xử lý khiếu nại của khách hàng.
  • Cạnh tranh cao: Dropshipping là mô hình dễ bắt đầu nên có rất nhiều người tham gia, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên Amazon. Việc tìm kiếm một thị trường ngách không bị bão hòa có thể là một thách thức với những nhà bán hàng mới.

#5 Thương hiệu cá nhân (Private Label)

Thương hiệu cá nhân trên Amazon là khi người bán tạo và bán sản phẩm dưới thương hiệu riêng của mình, thay vì bán lại hàng có sẵn. Sản phẩm thường do bên thứ ba sản xuất, nhưng được người bán tùy chỉnh, đóng gói và tiếp thị để xây dựng thương hiệu riêng trên Amazon.

Thương hiệu cá nhân (Private Label)

Ưu điểm

  • Tránh rủi ro vi phạm: Đăng ký thương hiệu riêng giúp bạn tránh bị đình chỉ tài khoản Amazon do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Có nhiều sự kiểm soát: Là người bán nhãn hiệu riêng, bạn sở hữu nhãn hiệu và kiểm soát hoàn toàn cách thiết kế, sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Điều này có thể giúp bạn xây dựng một thương hiệu mạnh và tạo lòng trung thành từ khách hàng.
  • Tính độc quyền: Với một sản phẩm nhãn hiệu riêng, bạn có quyền độc quyền bán sản phẩm đó trên Amazon, giúp bạn chiếm ưu thế trong việc giành được Buy Box.
  • Giá trị tài sản: Một trong những lợi thế của mô hình nhãn hiệu riêng là bạn sở hữu cả thương hiệu và sản phẩm. Nếu doanh nghiệp Amazon của bạn thành công, bạn có thể bán nó. Các công ty thu mua và nhà đầu tư thường tìm kiếm các doanh nghiệp nhãn hiệu riêng đã được xây dựng tốt để mua lại.

Hạn chế

  • Thời gian khởi đầu dài: Thông thường, phải mất tối thiểu 4-6 tháng để nhà bán hàng ra mắt một sản phẩm có thương hiệu riêng. Ngoài ra, bạn sẽ không thu được lợi nhuận nhanh vì sản phẩm cần thời gian để trở nên phổ biến với khách hàng.
  • Đầu tư và rủi ro cao hơn: Việc ra mắt một sản phẩm nhãn hiệu riêng đòi hỏi một khoản đầu tư lớn để sản xuất và quảng bá nó. Trung bình, những người bán hàng trên Amazon chi tiêu ít nhất $2500 để ra mắt sản phẩm nhãn hiệu riêng. Vì sản phẩm nhãn hiệu riêng là mới trên thị trường và không có lịch sử bán hàng, rất khó để dự đoán nó sẽ bán chạy như thế nào.
  • Nghiên cứu sản phẩm phức tạp: Với mô hình nhãn hiệu riêng, bạn phải tìm kiếm sản phẩm có tiềm năng bán chạy và sinh lời. Thị trường Amazon hiện đã vô cùng phong phú, vì vậy việc tìm kiếm các lỗ hổng và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của bạn có thể là một thách thức lớn.

Làm thế nào để chọn cách thức bán hàng trên Amazon phù hợp nhất với bạn?

Việc chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho Amazon không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì không có một giải pháp nào có thể phù hợp với tất cả mọi người. Quyết định của bạn sẽ dựa trên nguồn lực, kinh nghiệm bán hàng, và loại sản phẩm bạn muốn bán. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xác định mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro để hình dung rõ hơn cách thức bán hàng trên Amazon phù hợp với mình.

Làm thế nào để chọn cách thức bán hàng trên Amazon phù hợp nhất với bạn

Mẹo 1: Bắt đầu và thử nghiệm quy mô nhỏ

Nếu bạn mới bắt đầu, hãy chọn một mô hình kinh doanh dễ thiết lập và không yêu cầu vốn đầu tư cao. Điều này giúp bạn làm quen với việc bán hàng trên Amazon mà không phải chịu quá nhiều rủi ro. Dropshipping hoặc online arbitrage là những lựa chọn hợp lý cho người mới bắt đầu.

Mẹo 2: Cân nhắc ngân sách

Nhà bán hàng nên xem xét kỹ các chi phí khởi đầu cho từng mô hình kinh doanh. Các mô hình như nhãn hiệu riêng và bán buôn thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn so với online arbitrage, retail arbitrage, và dropshipping. Theo JungleScout:

  • Trung bình, 61% người bán nhãn hiệu riêng chi tiêu $2500 trở lên để bắt đầu kinh doanh.
  • 58% người bán hàng online chênh lệch giá đã chi dưới $2500 để bắt đầu bán sản phẩm trên Amazon, và 29% bắt đầu với số vốn dưới $500.
  • 49% người bán hàng theo mô hình bán lẻ chênh lệch giá đã chi dưới $1000 để bắt đầu bán hàng trên Amazon.
  • 47% người bán buôn trên Amazon đã chi dưới $2500 để bắt đầu kinh doanh.
  • 50% người bán hàng theo mô hình dropshipping cho biết họ đã chi dưới $2500 để bắt đầu kinh doanh trên Amazon, trong đó 17% chi tiêu $500 hoặc ít hơn.

Mẹo 3: Đánh giá kiến thức về sản phẩm của bạn

Hãy tự đánh giá khả năng nghiên cứu sản phẩm của mình. Online arbitrage và dropshipping đòi hỏi người bán phải có kỹ năng nghiên cứu sản phẩm sâu rộng. Trong khi đó, với mô hình nhãn hiệu riêng, bạn cần thực hiện phân tích thị trường kỹ lưỡng và hiểu rõ về quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu và chiến lược tiếp thị.

Mẹo 4: Đánh giá mức độ cam kết thời gian của bạn

Xem xét lượng thời gian bạn có thể dành cho việc kinh doanh trên Amazon. Online arbitrage và dropshipping có thể phù hợp với những ai muốn làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian. Ngược lại, retail arbitrage và nhãn hiệu riêng là các mô hình đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Với mô hình bán buôn, bạn sẽ tốn nhiều thời gian ở giai đoạn đầu, nhưng sau khi đã ổn định, nó có thể yêu cầu ít thời gian hơn.

Mẹo 5: Đừng chỉ gắn bó với một mô hình duy nhất

Khi bạn tích lũy kinh nghiệm và mở rộng quy mô, bạn có thể điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình hay kết hợp các hình thức bán hàng trên Amazon khác nhau để phù hợp với những mục tiêu và nhu cầu mới. Nhiều người bán thành công trên Amazon đã phát triển từ online arbitrage lên bán buôn, thể hiện sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của họ.

Lời kết

Việc chọn đúng mô hình kinh doanh là chìa khóa để thành công lâu dài trên Amazon. Tuy nhiên, không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả mọi người, vì vậy bạn cần phải chọn mô hình kinh doanh của mình một cách khôn ngoan để tối đa hóa doanh số bán hàng. Mô hình tối ưu sẽ phụ thuộc vào nguồn lực, kinh nghiệm bán hàng và loại sản phẩm bạn muốn bán. Hy vọng rằng bài viết từ các chuyên gia Mega Digital đã giúp bạn hình dung rõ hơn về các phương thức bán hàng trên Amazon để xác định hướng đi phù hợp nhất với mình.

Rate this post

Tác giả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm