Nếu bạn muốn thành công trên Amazon, bạn cần có một chiến lược Amazon PPC hiệu quả. Với Amazon PPC, bạn có thể tạo quảng cáo cho sản phẩm của mình và hiển thị chúng tại nhiều vị trí nổi bật trên nền tảng. Hãy cùng Mega Digital khám phá Amazon PPC là gì, các loại quảng cáo Amazon PPC, cách thiết lập chiến dịch, và những kinh nghiệm quý báu để tối ưu hiệu quả quảng cáo!
Mục lục
Amazon PPC là gì?
Amazon PPC (Pay-Per-Click) là mô hình quảng cáo mà bạn sẽ phải trả phí mỗi khi khách hàng tiềm năng nhấp vào quảng cáo của bạn. Mục tiêu của Amazon PPC là tăng khả năng hiển thị sản phẩm, thu hút lưu lượng truy cập vào trang sản phẩm, từ đó gia tăng doanh số bán hàng.
Khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm trên Amazon, các quảng cáo PPC hiển thị các liên quan sẽ xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau như trang chủ Amazon, đầu trang kết quả tìm kiếm, các vị trí trên trang, trên trang chi tiết sản phẩm, trên các trang web hoặc ứng dụng ngoài nền tảng,…
Ưu nhược điểm khi sử dụng quảng cáo Amazon PPC
Trước khi triển khai chiến dịch Amazon PPC, bạn nên cân nhắc kỹ những ưu và nhược điểm để có một chiến lược hiệu quả. Hiểu rõ những lợi thế cũng như hạn chế của hình thức quảng cáo này không chỉ giúp bạn tối ưu hóa nguồn lực mà còn giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà bán hàng có nguồn vốn hạn chế, chẳng hạn như những người bán dropship trên Amazon.
Ưu điểm:
- Tăng khả năng hiển thị và doanh thu: Quảng cáo PPC giúp sản phẩm của bạn xuất hiện ở vị trí đầu trang hoặc các trang có lượt truy cập cao, từ đó tăng khả năng hiển thị và cơ hội bán hàng.
- Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng: Với các tùy chọn nhắm mục tiêu (targeting) như từ khóa, sản phẩm hoặc đối tượng khách hàng, Amazon PPC giúp bạn tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm tương tự, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
- Tăng thứ hạng tìm kiếm tự nhiên: Việc tăng doanh thu thông qua PPC có thể cải thiện thứ hạng tìm kiếm tự nhiên (organic ranking) của sản phẩm, giúp sản phẩm của bạn có vị trí cao hơn, tăng cơ hội nâng cao doanh thu bán hàng.
- Linh hoạt và dễ kiểm soát chi phí: Người bán có thể thiết lập ngân sách hàng ngày, giới hạn mức chi tiêu và điều chỉnh giá thầu theo nhu cầu, giúp kiểm soát chi phí quảng cáo dễ dàng.
Nhược điểm:
- Cạnh tranh cao và chi phí lớn: Trong các danh mục cạnh tranh như điện tử, thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm, chi phí CPC (Cost-Per-Click) có thể rất cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Yêu cầu kỹ năng quản lý và tối ưu: Để đạt hiệu quả tốt, người bán cần hiểu rõ về cách chọn từ khóa, chiến lược đấu thầu và quản lý chiến dịch. Nếu không tối ưu đúng cách, chi phí quảng cáo sẽ cao mà không đem lại doanh thu tương xứng.
- Thời gian và công sức: Quản lý và theo dõi chiến dịch PPC tốn khá nhiều thời gian, đặc biệt đối với những ai chưa có kinh nghiệm hoặc thiếu nguồn lực.
Các loại hình quảng cáo Amazon PPC
Amazon PPC có 3 loại hình quảng cáo chính, mỗi loại có những đặc điểm và mục tiêu riêng:
Sponsored Products
Quảng cáo Sponsored Products xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và các trang danh sách sản phẩm, trông khá giống với danh sách sản phẩm tự nhiên.
Khi tạo quảng cáo Sponsored Products, người bán có thể chọn giữa hai chiến lược nhắm mục tiêu từ khóa: nhắm mục tiêu tự động và nhắm mục tiêu thủ công.
Nhắm mục tiêu tự động (Automatic targeting)
Trong chiến lược nhắm mục tiêu tự động, thuật toán của Amazon sẽ sử dụng các từ khóa được cho rằng có liên quan đến sản phẩm của bạn. Theo thời gian, Amazon sẽ thu thập dữ liệu từ lượt nhấp và mua hàng của người dùng, sau đó điều chỉnh quảng cáo để phù hợp hơn với sản phẩm và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Trong nhắm mục tiêu tự động, người bán có thể sử dụng bốn loại từ khóa sau:
- Close match ads (Quảng cáo khớp gần): Xuất hiện khi người mua sử dụng các từ khóa tìm kiếm có liên quan chặt chẽ đến sản phẩm của bạn.
- Loose match ads (Quảng cáo khớp rộng): Xuất hiện khi người mua tìm kiếm từ khóa có liên quan rộng đến sản phẩm của bạn.
- Substitutes (Sản phẩm thay thế): Nhắm mục tiêu đến những người mua đang cân nhắc sản phẩm tương tự từ các thương hiệu khác (ví dụ: máy xay Cuisinart thay vì máy xay KitchenAid).
- Complements (Sản phẩm bổ trợ): Nhắm đến những người mua đang xem các trang chi tiết của sản phẩm có thể bổ trợ cho sản phẩm của bạn (ví dụ: cọ vẽ đi kèm với bộ màu vẽ).
Đây chắc chắn là phương pháp dễ dàng hơn đối với người bán chưa có nhiều kinh nghiệm chạy quảng cáo. Tuy nhiên, nhắm mục tiêu tự động có nhược điểm lớn là nó thiếu các tùy chọn tối ưu hóa so với nhắm mục tiêu thủ công.
>>> Đọc thêm: 12 kinh nghiệm bán hàng trên Amazon hiệu quả cập nhật 2024
Nhắm mục tiêu thủ công (Manual targeting)
Với chiến lược nhắm mục tiêu thủ công, bạn sẽ tự chọn từ khóa mà bạn muốn đấu thầu. Quảng cáo chỉ xuất hiện nếu từ khóa tìm kiếm của người mua khớp với từ khóa bạn đã chọn. Đây là loại quảng cáo yêu cầu người bán chủ động theo dõi biến động chi phí và điều chỉnh khi cần thiết. Việc tối ưu hóa thủ công này thường mang lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn và giảm chi phí quảng cáo về lâu dài.
Sponsored Brands
Quảng cáo Sponsored Brands (trước đây là “headline search ads”) cho phép người bán tăng độ nhận diện cho nhiều sản phẩm cùng lúc và thu hút người mua bằng các hình ảnh sinh động hơn so với quảng cáo Sponsored Products.
Với Sponsored Brands, người bán có thể lựa chọn giữa ba định dạng quảng cáo, xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm của Amazon dưới dạng banner hoặc ở dưới trang dưới dạng video.
- Product collection và Store spotlight thường bao gồm logo của thương hiệu, dòng mô tả tùy chỉnh và hai sản phẩm trở lên.
- Video bao gồm đoạn video dài từ 15-30 giây, giới thiệu một sản phẩm cụ thể.
Khi người dùng nhấp vào, các quảng cáo này sẽ dẫn họ đến trang đích hoặc gian hàng chính thức của thương hiệu trên Amazon.
Sponsored Display
Quảng cáo Sponsored Display giúp người bán nhắm lại mục tiêu tới những khách hàng đã ghé thăm trang chi tiết sản phẩm của họ, cả trên Amazon và các trang web bên ngoài. Khác với Sponsored Products và Sponsored Brands, quảng cáo Sponsored Display có thể xuất hiện trên các trang liên kết của Amazon, bao gồm Google, Facebook, Netflix và thậm chí cả các ứng dụng di động.
Quảng cáo Sponsored Display là loại quảng cáo PPC mới nhất trên Amazon và chưa đạt được mức phổ biến như Sponsored Products và Sponsored Brands.
Sponsored Display ads có thể được chia thành:
- On-Amazon Sponsored Display ads: Hiển thị trên trang Amazon.
- Off-Amazon Sponsored Display ads: Hiển thị trên các trang web và ứng dụng đối tác ngoài Amazon.
Để sử dụng Sponsored Display, người bán cần có thương hiệu đã được đăng ký chính thức trên Amazon.
Các chỉ số đo lường quảng cáo PPC Amazon
Để biết chiến dịch Amazon PPC của bạn có đang hoạt động tốt hay không, người bán cần thường xuyên theo dõi các chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo. Phạm vi khuyến nghị cho các chỉ số quảng cáo Amazon PPC có thể thay đổi tùy theo danh mục sản phẩm, mức độ cạnh tranh và mục tiêu quảng cáo cụ thể.
Bạn có thể tham khảo một số tiêu chuẩn chung cho các chỉ số chính đo lường hiệu quả quảng cáo Amazon PPC như sau:
Hướng dẫn thiết lập tài khoản quảng cáo Amazon PPC
Trước khi chạy quảng cáo, người bán cần lưu ý rằng chỉ tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (Professional Seller Account) mới có thể chạy quảng cáo PPC trên Amazon.
Các bước thiết lập tài khoản quảng cáo Amazon PPC tương đối đơn giản.
Đăng nhập vào Amazon Seller Central và chọn mục Advertising > Campaign Manager.
Cuộn xuống dưới biểu đồ và nhấn nút “Create campaign”.
Nhấp vào “Continue” dưới loại quảng cáo bạn muốn chạy.
Trong phần Settings trên trang tạo chiến dịch, bạn hãy điền các thông tin sau:
- Tên chiến dịch (Campaign name): Chọn tên giúp bạn dễ nhớ mục tiêu của chiến dịch. Nên đặt tên theo sản phẩm và sử dụng tên Nhóm Quảng cáo (Ad Group) với loại chiến dịch và biến thể của sản phẩm (nếu có).
- Ngày bắt đầu và kết thúc (Date): Chọn ngày bắt đầu và kết thúc. Nếu bạn muốn chiến dịch chạy vô thời hạn, để trống ngày kết thúc.
- Ngân sách hàng ngày (Daily budget): Đặt số tiền tối đa bạn muốn chi tiêu cho quảng cáo mỗi ngày. Với người mới bắt đầu, bạn nên đặt ngân sách ít nhất $50 vì chi phí mỗi nhấp chuột thường dao động từ $0.50 đến $1.50.
Ở phần Targeting, chọn nhắm mục tiêu tự động (Automatic Targeting) hoặc nhắm mục tiêu thủ công (Manual Targeting).
Tiếp theo, lựa chọn chiến lược đấu thầu (bidding strategy) cho chiến dịch của bạn:
- Dynamic bids – down only: Amazon giảm giá thầu khi khả năng bán hàng thấp, tránh hiển thị quảng cáo khi tìm kiếm không liên quan.
- Dynamic bids – up and down: Amazon tăng giá thầu nếu khả năng chuyển đổi cao và giảm khi khả năng chuyển đổi thấp.
- Fixed bids: Bạn đặt giá thầu cố định và Amazon sẽ không thay đổi trừ khi bạn điều chỉnh.
Gợi ý: Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chạy quảng cáo, bạn nên chọn “Dynamic bids – up and down” để tối đa cơ hội bán hàng.
Tạo nhóm quảng cáo (Ad group):
- Tên nhóm quảng cáo (Ad group name): Đại diện cho các sản phẩm có cùng giá thầu và ngân sách. Nên đặt tên nhóm quảng cáo theo loại chiến dịch (tự động hoặc thủ công) kèm biến thể sản phẩm.
- Sản phẩm (Products): Chọn sản phẩm muốn quảng cáo. Nên chọn một sản phẩm cho mỗi nhóm quảng cáo khi mới bắt đầu.
Đặt giá thầu (Set your bids):
- Đặt giá thầu mặc định (Set default bid): Đặt giá thầu chung cho tất cả các loại mục tiêu. Nên bắt đầu từ $0.75 hoặc cao hơn, dao động từ $1.50 đến $2.00 để đảm bảo có doanh số ban đầu.
- Đặt giá thầu theo nhóm mục tiêu (Set bids by targeting group): Chọn giá thầu khác nhau cho từng nhóm mục tiêu: Close match, Loose match, Substitutes, và Complements.
Thêm từ khóa phủ định (Negative targeting keywords) (tùy chọn):
Bạn có thể thêm từ khóa mà bạn không muốn sản phẩm hiển thị khi tìm kiếm. Nên để trống danh sách này khi mới bắt đầu.
Cuối cùng, sau khi đã thiết lập xong quảng cáo, bạn tiến hành khởi chạy chiến dịch (Launch campaign):
Kiểm tra lại thông tin và nhấn nút “Launch campaign”. Quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên Amazon sau 30 phút đến 1 giờ.
Chi phí quảng cáo PPC Amazon
Chi phí quảng cáo Amazon PPC sẽ khác nhau đối với mỗi người bán, tùy thuộc vào số lượng chiến dịch quảng cáo họ đang chạy và số lượng từ khóa mà họ nhắm mục tiêu. Chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột (CPC) có thể dao động từ $0,15 – $6, tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh của danh mục sản phẩm mà bạn đang quảng cáo.
Dưới đây là cái nhìn tổng quan về CPC trung bình cho các danh mục sản phẩm khác nhau trên Amazon:
Kinh nghiệm chạy quảng cáo Amazon PPC hiệu quả
Quản lý tốt và tối ưu quảng cáo Amazon PPC là chìa khóa để bạn đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn. Các chuyên gia thương mại điện tử tại Mega Digital đã đúc kết một số kinh nghiệm và công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát chi phí và cải thiện hiệu suất quảng cáo, cụ thể:
Sử dụng công cụ nào để tính toán và kiểm soát chi phí quảng cáo?
Amazon cung cấp nhiều công cụ được tích hợp trong nền tảng – những trợ thủ đắc lực hỗ trợ bạn tính toán và kiểm soát chi phí quảng cáo Amazon PPC:
- Amazon Advertising Console: Đây là bảng điều khiển trung tâm để quản lý và theo dõi các chiến dịch quảng cáo trên Amazon. Công cụ này cung cấp thông tin chi tiết về chi phí, lượt nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, ACoS (Advertising Cost of Sales), và ROAS (Return on Ad Spend). Người bán có thể theo dõi hiệu suất chi tiêu quảng cáo theo thời gian thực và điều chỉnh chiến dịch một cách hiệu quả.
- Amazon Keyword Tool: Công cụ này giúp người bán tìm kiếm các từ khóa liên quan để chạy quảng cáo và ước tính chi phí trung bình mỗi lần nhấp (CPC) của từng từ khóa. Bạn có thể sử dụng công cụ này để lập kế hoạch từ khóa và dự đoán ngân sách cần thiết.
- Amazon Budget Report: Đây là một báo cáo chi tiết trong Advertising Console giúp bạn theo dõi mức chi tiêu so với ngân sách đã đặt ra. Công cụ này sẽ thông báo nếu ngân sách của bạn hết hoặc cần điều chỉnh, giúp bạn kiểm soát chi phí quảng cáo tốt hơn.
- Campaign Performance Report: Báo cáo này cung cấp thông tin về hiệu quả của từng chiến dịch, bao gồm chi phí quảng cáo, doanh thu, tỷ lệ nhấp chuột (CTR), và tỷ lệ chuyển đổi (CVR). Dựa trên các dữ liệu này, bạn có thể điều chỉnh chi phí và chiến lược quảng cáo để đạt hiệu quả tối ưu.
Nên chi tiêu bao nhiêu cho quảng cáo Amazon PPC?
Mỗi người bán trên Amazon có ngân sách mà họ sẵn sàng chi cho quảng cáo Amazon PPC khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo, có một mức trung bình mà bạn có thể tham khảo. Bạn nên dành khoảng 10-15% doanh thu cho quảng cáo, sau đó cân nhắc nâng hoặc hạ ngân sách tùy vào hiệu quả quảng cáo.
Nên chạy quảng cáo bao lâu trước khi tối ưu quảng cáo?
Nếu bạn vừa tạo một chiến dịch quảng cáo Amazon PPC, bạn nên để chiến dịch chạy ít nhất 2-3 tuần. Đây là khoảng thời gian tối thiểu để bạn thu thập đủ dữ liệu đánh giá hiệu quả quảng cáo trước khi quyết định thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chiến dịch PPC của mình.
Kết luận
Chúng tôi hy vọng hướng dẫn “Amazon PPC là gì” này sẽ hỗ trợ bạn trong các chiến dịch quảng cáo trên Amazon. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, đừng quên lưu lại để tham khảo nhé.
Bạn là người mới và chưa biết bắt đầu quảng cáo trên Amazon như thế nào? Hãy liên hệ với Mega Digital để được tư vấn chiến lược tùy chỉnh cho cửa hàng và sản phẩm của riêng bạn. Chúc bạn thành công gia tăng doanh thu với Amazon PPC!