Mega Digital Logo
TikTok
TikTok
BLOG

Amazon FBA là gì? 6 Mẹo bán hàng FBA trên Amazon hiệu quả

Nếu đã tìm hiểu về bán hàng trên Amazon, chắc hẳn bạn đã nghe đến thuật ngữ “Amazon FBA”. Thực tế, theo báo cáo hoạt động của Amazon 2023, các đối tác bán hàng Việt Nam tận dụng dịch vụ FBA của Amazon đã đạt được mức tăng trưởng doanh số lên tới hơn 80% trong giai đoạn 2022–2023. Vậy, Amazon FBA là gì mà lại có thể góp phần đem lại kết quả “khủng” như vậy cho nhà bán hàng?

FBA trên Amazon là gì?

Fulfillment by Amazon (FBA), hay còn được gọi là hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon, là một dịch vụ cho phép các nhà bán hàng lưu trữ hàng hóa của mình trong mạng lưới các trung tâm hoàn thiện đơn hàng toàn cầu của Amazon. 

Khi có đơn đặt hàng, Amazon sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng, cũng như xử lý các dịch vụ sau bán hàng như đổi trả hàng và chăm sóc khách hàng.

Amazon FBA hoạt động như thế nào?

Fulfillment by Amazon (FBA) là một dịch vụ mà Amazon cung cấp để giúp người bán quản lý các khâu lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ này giúp người bán tập trung vào việc phát triển kinh doanh thay vì lo lắng về logistics. Dưới đây là cách Amazon FBA hoạt động qua 4 bước chính.

Quy trình hoạt động của Amazon FBA

#1 Nhà bán hàng chuẩn bị và gửi sản phẩm đến Amazon

Bước đầu tiên trong cách làm FBA Amazon là nhà bán hàng chuẩn bị và gửi sản phẩm của mình đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon tại nước ngoài. Quá trình này bao gồm việc đóng gói sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn và gửi chúng đến kho hàng của Amazon.

Nhà bán hàng cần lưu ý sản phẩm phải được đóng gói đúng quy cách để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển và tránh bị từ chối nhập kho Amazon. Ngoài ra, người bán sẽ cần sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế (logistics forwarder) để gửi hàng từ kho hoặc xưởng của mình đến kho Amazon.

#2 Amazon lưu trữ hàng hóa

Khi hàng hóa của bạn được đưa đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng, Amazon sẽ tiếp nhận và lưu trữ chúng. Các sản phẩm sẽ được quản lý trong hệ thống tồn kho của Amazon, sẵn sàng cho quá trình xử lý đơn hàng và vận chuyển ngay khi có đơn đặt hàng. Amazon sẽ đảm bảo rằng hàng hóa của bạn được lưu trữ an toàn và được quản lý một cách chuyên nghiệp.

Trrung tâm hoàn thiện đơn hàng Amazon

#3 Amazon tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng

Khi khách hàng đặt hàng sản phẩm của bạn trên Amazon, Amazon sẽ tiếp nhận đơn đặt hàng và bắt đầu quá trình xử lý. Hệ thống của Amazon sẽ tự động chọn sản phẩm từ kho, đóng gói và chuẩn bị để vận chuyển. 

#4 Amazon vận chuyển hàng hóa đến khách hàng

Sau khi người mua nhận thông báo xác nhận đơn đặt hàng, bước cuối cùng trong quá trình FBA là Amazon vận chuyển hàng hóa đến khách hàng. Amazon sẽ đảm nhận toàn bộ khâu vận chuyển, từ phân bổ xe cộ và thời gian đến theo dõi đơn hàng và giải quyết các vấn đề liên quan. 

Amazon vận chuyển hàng hóa đến khách hàng

Lợi ích của Amazon FBA

Amazon FBA mang lại nhiều lợi ích cho người bán hàng, giúp đơn giản hóa quy trình kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Đơn giản hóa việc kinh doanh

Amazon FBA giúp đơn giản hóa quy trình kinh doanh bằng cách xử lý các công đoạn lưu trữ, đóng gói, vận chuyển, chăm sóc khách hàng và đổi trả hàng hóa. Bạn chỉ cần gửi hàng hóa đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon, và họ sẽ lo tất cả các khâu còn lại.

Cơ hội tiếp cận khách hàng mới

Sử dụng FBA có thể giúp bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Các sản phẩm được hoàn thiện bởi Amazon thường có khả năng xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm và trang chi tiết sản phẩm.

Cơ hội tiếp cận khách hàng mới với Amazon FBA

Miễn phí vận chuyển trên các đơn hàng

Với FBA, các đơn hàng của bạn đủ điều kiện sẽ được Amazon cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí trong hai ngày cho khách hàng Prime (gói dịch vụ nâng cao dành cho người dùng Amazon), giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng hơn.

Được cung cấp các công cụ quản lý doanh nghiệp

Amazon cung cấp nhiều công cụ và tài nguyên để giúp bạn quản lý và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình, từ quản lý tồn kho đến phân tích dữ liệu bán hàng và dịch vụ vận chuyển của các đối tác Amazon.

>>> Đọc thêm: FBM là gì? Ưu và nhược điểm khi hoàn thiện đơn hàng theo mô hình FBM

Tỷ lệ thắng Buy Box cao hơn

Sản phẩm sử dụng FBA có tỷ lệ thắng Buy Box cao hơn so với các sản phẩm không sử dụng FBA. Buy Box là hộp hiển thị màu vàng có nút “Add to cart” (thêm vào giỏ hàng) trên trang chi tiết sản phẩm, một yếu tố quan trọng giúp tăng doanh số bán hàng trên Amazon.

Amazon Buy Box

Hạn chế khi bán hàng FBA trên Amazon

Mặc dù có nhiều lợi ích, việc sử dụng FBA cũng đi kèm với những hạn chế và thách thức mà người bán cần lưu ý.

Người bán phải tuân thủ các quy định khắt khe

Amazon FBA có nhiều quy định và yêu cầu nghiêm ngặt về đóng gói, dán nhãn, và chất lượng sản phẩm. Bạn cần phải tuân thủ đúng các quy định này để tránh bị phạt hoặc hàng hóa bị từ chối nhập kho Amazon.

Mức độ cạnh tranh khốc liệt

Với hàng triệu nhà bán hàng, Amazon là nền tảng kinh doanh quốc tế có mức độ cạnh tranh rất cao. Để thành công, bạn cần phải liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như tìm cách khác biệt hóa mình so với đối thủ.

Mức độ cạnh tranh khốc liệt trên Amazon

Tỷ lệ đơn hoàn trả cao hơn

Người bán hàng sử dụng dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA) có thể sẽ đối mặt với rủi ro gia tăng số lượng đơn hàng trả lại do chính sách hoàn trả dễ dàng của Amazon dành cho người mua. Điều này có thể gây áp lực lên người bán vì việc hàng bị trả lại nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và khiến việc quản lý hàng tồn kho của họ phức tạp hơn.

Các chi phí khi sử dụng FBA

Nhiều người bán mới không khỏi thắc mắc bán hàng trên amazon có mất phí không. Amazon cần thu những khoản phí nhất định để giúp người bán vận hành hoạt động kinh doanh. Trong đó, người bán mới nên nắm rõ các chi phí cơ bản khi sử dụng dịch vụ Fulfillment by Amazon, bao gồm:

Phí hoàn thiện đơn hàng

Phí hoàn thiện đơn hàng bao gồm các khoản phí cho việc lấy, đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của sản phẩm. Việc tối ưu hóa kích thước và trọng lượng sản phẩm có thể giúp giảm thiểu phí hoàn thiện đơn hàng.

Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon

Phí lưu kho

Phí lưu kho Amazon được tính hàng tháng và có thể thay đổi theo mùa, với chi phí cao hơn vào những tháng cuối năm khi nhu cầu lưu trữ tăng cao. Ngoài ra, phí lưu kho áp dụng cho sản phẩm hàng hóa nguy hiểm sẽ cao hơn so với sản phẩm thông thường.

Tương tự như phí hoàn thiện đơn hàng, Amazon tính phí lưu kho dựa trên thể tích mà sản phẩm của bạn chiếm trong các trung tâm hoàn thiện đơn hàng. Vì vậy, bạn có thể tiết kiệm khoản phí này bằng cách đảm bảo hàng hóa của bạn được đóng gói nhỏ gọn nhất có thể.

Các phụ phí FBA khác

Ngoài phí hoàn thiện đơn hàng và phí lưu kho, còn có một số phụ phí khác mà người bán cần chú ý:

Phí lưu kho trong thời gian dài

Đối với các đơn vị hàng đã lưu trữ trong kho từ 181 ngày trở lên, Amazon sẽ áp dụng thu phí lưu kho trong thời gian dài. Phí này nhằm khuyến khích người bán duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý và luân chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng.

Lưu trữ hàng hóa dài hạn trong kho Amazon

Phí xử lý hàng trả lại

Amazon thu phí cho việc xử lý các đơn hàng trả lại, bao gồm việc kiểm tra, xử lý và đóng gói lại sản phẩm. Phí xử lý hàng trả lại được áp dụng cho tất cả các sản phẩm có tỷ lệ trả lại cao theo từng danh mục (trừ quần áo và giày dép) nhằm chi trả cho phí vận hành của quá trình xử lý hàng trả và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Phí yêu cầu loại bỏ, hủy hàng và phí thanh lý

Nếu bạn muốn loại bỏ, hủy hàng hoặc thanh lý sản phẩm không bán được, Amazon sẽ tính phí cho các dịch vụ này trên mỗi đơn vị sản phẩm.

  • Loại bỏ tồn kho: Loại bỏ hàng có nghĩa là Amazon sẽ hỗ trợ bạn rút hàng hóa khỏi các trung tâm hoàn thiện Amazon và vận chuyển sang kho khác do bạn chỉ định.
  • Hủy hàng: Nếu bạn không muốn lấy lại hàng hóa của mình, bạn có thể yêu cầu hủy hàng. Khi đó, Amazon sẽ tiến hành tiêu hủy các sản phẩm của bạn. Trường hợp phổ biến mà người bán lựa chọn hủy hàng là khi sản phẩm đã bị hư hỏng.
  • Thanh lý sản phẩm: Chương trình thanh lý FBA cho phép người bán loại bỏ hàng hóa không bán được bằng cách thanh lý hàng tồn kho của mình cho các đối tác bán sỉ của Amazon.

Phí dịch vụ phân bổ hàng nhập kho FBA

Phí dịch vụ phân bổ hàng nhập kho là chi phí để phân bổ hàng lưu kho đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng gần với khách hàng hơn. Ví dụ, tại Mỹ, Amazon có tới hơn 100 kho hàng rải rác khắp quốc gia. Mục tiêu ở đây là cải thiện tốc độ giao hàng, mang lại doanh số bán hàng cao hơn và giảm chi phí vận chuyển. 

Hệ thống trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon tại Hoa Kỳ

>>> Để biết thêm chi tiết về các chi phí bán hàng FBA, hãy tham khảo thêm trong bài viết Bán hàng trên Amazon có mất phí không: Tổng hợp các chi phí

Cách đăng ký và sử dụng Amazon FBA

Dưới đây là các bước để đăng ký và bắt đầu bán hàng FBA trên Amazon:

Bước 1: Tạo và thiết lập tài khoản bán hàng trên Amazon

Đầu tiên, truy cập https://sell.amazon.vn/ và nhấp vào “Đăng ký bán hàng” để bắt đầu. Điền thông tin cơ bản như tên, email, mật khẩu và thông tin liên hệ, sau đó xác minh tài khoản. Tiếp theo, cung cấp chi tiết về doanh nghiệp của bạn như tên, địa chỉ và thông tin thuế. Chọn loại tài khoản bán hàng (cá nhân hoặc chuyên nghiệp) và thiết lập phương thức thanh toán. Quá trình đăng ký tài khoản bán hàng của bạn trên Amazon sẽ hoàn tất sau các bước này.

Đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên Amazon đơn giản & chi tiết

Bước 2: Thiết lập Amazon FBA

Trong Seller Central, vào mục “Settings” và chọn “Fulfillment by Amazon”. Chọn “Enroll in FBA” để đăng ký dịch vụ Fulfillment by Amazon. Bạn sẽ được hướng dẫn qua các bước thiết lập ban đầu. Tiếp theo, cài đặt các tùy chọn như địa chỉ gửi hàng trả lại, phương thức quản lý hàng tồn kho, và các tùy chọn khác liên quan đến việc hoàn tất đơn hàng.

Thiết lập Amazon FBA

Bước 3: Chuẩn bị và gửi hàng tới Amazon

Ở khâu chuẩn bị sản phẩm, bạn cần đảm bảo rằng các sản phẩm được đóng gói và dán nhãn đúng theo quy định của Amazon. Bạn có thể tìm hiểu các quy định này trong phần “Prepare Products” trên Seller Central.

Để tạo lô hàng, trong Seller Central, bạn vào mục “Inventory” và chọn “Send/Replenish Inventory” và cung cấp thông tin về sản phẩm và lượng hàng bạn muốn gửi. Khi hàng hóa đã sẵn sàng vận chuyển, bạn sẽ sắp xếp gửi hàng thông qua các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế.

Chọn Send or Replenish Inventory để bổ sung hàng tồn kho

Bước 4: Quản lý đơn hàng và hàng tồn kho

Mặc dù sử dụng dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA) có thể giúp người bán quản lý việc lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, điều đó không có nghĩa là người bán không cần quản lý các yếu tố này.

Bằng cách sử dụng công cụ quản lý hàng tồn kho trong Seller Central, bạn có thể theo dõi số lượng hàng tồn kho của bạn tại các trung tâm hoàn thiện đơn hàng và có phương án bổ sung hàng hoặc xử lý tồn kho cũ kịp thời.

Khi có đơn hàng, Amazon sẽ tự động xử lý từ khâu lấy hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng. Bạn có thể theo dõi trạng thái đơn hàng và hiệu suất bán hàng trong Seller Central.

Amazon cũng cung cấp các công cụ báo cáo để giúp bạn thường xuyên đánh giá hiệu suất của các sản phẩm, từ đó tối ưu hóa danh sách sản phẩm để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.

Quản lý hàng tồn kho trên Amazon Seller Central

6 mẹo bán hàng FBA trên Amazon hiệu quả

Với kinh nghiệm hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp và nhà bán hàng chuyển mình, thành công trên con đường thương mại điện tử xuyên biên giới, đội ngũ chuyên gia Mega Digital đã đúc kết những mẹo giúp người mới bán hàng Amazon FBA hiệu quả nhất.

Trước khi bắt đầu bán hàng

1. Nghiên cứu và chọn ngách kinh doanh FBA

Một trong những cách làm FBA Amazon cho người mới là bắt đầu với những sản phẩm mà bạn quen thuộc hoặc đam mê, nhưng điều quan trọng là dựa vào dữ liệu – đừng chọn sản phẩm chỉ vì bạn thích nó. Đánh giá thị trường và nhu cầu khách hàng là bước không thể bỏ qua với bất cứ người bán nào, đặc biệt nếu bạn kinh doanh FBA vì mức độ cạnh tranh khốc liệt.

Bên cạnh đó, lựa chọn sản phẩm kỹ lưỡng cũng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể. Ví dụ, Amazon tính phí giới thiệu lên đến 20% đối với các danh mục đặc biệt như trang sức và đồng hồ. Trong khi đó, hầu hết các loại sản phẩm như điện tử, đồ gia dụng và làm vườn, và đồ dùng cho thú cưng có phí giới thiệu thấp hơn, khoảng 15%.

2. Xây dựng thương hiệu

Để tận dụng và thúc đẩy tối đa các lợi ích FBA mang lại và thành công lâu dài trên Amazon, hãy xây dựng một thương hiệu mạnh. Nhà bán hàng nên đầu tư vào việc chuẩn bị hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, mô tả sản phẩm hấp dẫn và xây dựng thương hiệu rõ ràng. Để tăng cao khả năng nhận diện thương hiệu hơn nữa, hãy tập trung vào việc tạo ra danh sách sản phẩm, thương hiệu và bao bì độc đáo mà khách hàng có thể dễ dàng nhận ra.

Bên cạnh đó, khi nhận được đánh giá từ khách hàng, đừng quên phản hồi lại để tạo cảm giác tin cậy. Người mua thường có xu hướng bị thuyết phục bởi các thương hiệu có sự tương tác cao.

Xây dựng thương hiệu của bạn trên Amazon

3. Lên kế hoạch chiến lược hàng tồn kho và hoàn thiện đơn hàng

Quản lý hàng tồn kho là khâu quan trọng để đảm bảo bạn không hết hàng hoặc tồn kho quá mức. Cả hai trường hợp đều có thể ảnh hưởng đến doanh số và xếp hạng tìm kiếm của bạn trên Amazon.

Nếu không có hàng để cung cấp, bạn vừa bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền, vừa khiến khách hàng tiềm năng không hài lòng khi không thể mua hàng. Mặt khác, tồn kho quá mức sẽ khiến chi phí lưu kho tăng lên đáng kể, nếu hàng hóa quá lâu không bán được thì bạn sẽ phát sinh thêm nhiều khoản phí khác như phí loại bỏ hàng, phí lưu trữ trong thời gian dài, v.v.

Khi lên kế hoạch duy trì hàng tồn kho, bạn cũng sẽ cần tính toán thời gian để vận chuyển hàng hóa vào kho Amazon sao cho hợp lý. Thời gian vận chuyển quốc tế, sau đó đến kho Amazon, trung bình rơi vào khoảng 20 đến hơn 30 ngày.

Sau khi bắt đầu bán hàng

1. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm

Đối diện với sự cạnh tranh từ vô số nhà bán hàng FBA khác, bạn có thể làm gì để tăng lợi thế? Một trong những cách làm hiệu quả là cho người mua nhiều sự lựa chọn hơn. Mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm của bạn có thể giúp bạn tiếp cận các phân khúc khách hàng mới và giảm rủi ro liên quan đến việc chỉ dựa vào một sản phẩm.

Bạn có thể giới thiệu các sản phẩm bổ sung hoặc liên quan tới thương hiệu và ngách hàng của bạn cho những khách hàng sẵn có. Một cách để làm điều này là phát hành thêm các phiên bản khác nhau của sản phẩm hiện tại của bạn, chẳng hạn như các màu sắc hoặc kích cỡ khác nhau.

Đa dạng hóa danh mục sản phẩm FBA trên Amazon

2. Tận dụng quảng cáo và công cụ tiếp thị của Amazon

Sử dụng FBA còn mang lại một lợi thế khổng lồ, đó là bạn được chạy quảng cáo ngay trên nền tảng Amazon. Các nhà bán hàng được khuyến khích đầu tư vào các tùy chọn quảng cáo của Amazon, chẳng hạn như Sponsored Products, Sponsored Brands và Sponsored Display Ads, để tăng cường khả năng hiển thị và đưa các khách hàng tiềm năng đến trang sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, ứng dụng nội dung A+ (hình ảnh chất lượng cao, biểu đồ so sánh, video, câu hỏi thường gặp, v.v) trong mô tả sản phẩm của bạn sẽ tăng sự thu hút đáng kể. Theo một nghiên cứu do Amazon thực hiện, những nhà bán hàng sử dụng nội dung A+ có tỷ lệ chuyển đổi tăng trung bình 5.6% và doanh thu tăng lên tới 10%.

Quảng cáo Amazon - Amazon Advertising

3. Sử dụng các công cụ phân tích bán hàng Amazon

Hiện nay, có rất nhiều công cụ và phần mềm giúp bạn phân tích dữ liệu bán hàng từ Amazon để theo dõi hiệu suất, nhận biết xu hướng, thậm chí dự đoán các bước cần làm tiếp theo, ví dụ như lượng hàng tồn kho dự kiến nên bổ sung. Một số bên thứ ba cung cấp giải pháp phân tích dữ liệu này có thể kể đến Helium 10, JungleScout, SellerApp và AMZ Scout.

Nhờ có những dữ liệu này, bạn có thể nắm bắt được hành vi khách hàng tốt hơn và lên chiến lược dài hạn để tối ưu hóa việc kinh doanh của mình.

Sử dụng các công cụ phân tích bán hàng Amazon

Lời kết

Amazon FBA mang đến cơ hội tuyệt vời cho các nhà bán hàng, giúp đơn giản hóa quy trình kinh doanh và tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích của FBA, bạn cần nắm rõ các bước thiết lập, quản lý hiệu quả chi phí và chiến lược kinh doanh. Sau khi hiểu rõ Amazon FBA là gì, hãy áp dụng thêm các bí quyết gợi ý bởi đội ngũ chuyên gia Mega Digital để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn và khai thác tối đa tiềm năng bán hàng trên nền tảng này!

1/5 - (1 bình chọn)

Tác giả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm