Bán hàng trên Amazon không chỉ đơn thuần là đăng sản phẩm lên và chờ đợi người mua. Để thành công trên nền tảng này, trước hết, người bán cần chú trọng đến việc tìm nguồn hàng chất lượng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguồn cung uy tín không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là khi bạn mới bắt đầu. Trong bài viết này, Mega Digital sẽ hướng dẫn bạn cách tìm kiếm nguồn cung uy tín, cùng với những mẹo thiết thực khi tìm nguồn hàng để bán trên Amazon.
Mục lục
Cách tìm nguồn hàng để bán trên Amazon
Để thành công trên Amazon, việc tìm kiếm nguồn hàng chất lượng là yếu tố then chốt. Dưới đây là những cách hiệu quả giúp bạn nhanh chóng tìm được nguồn cung phù hợp và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trên Amazon.
Nhập hàng từ các nhà cung cấp quốc tế
Tìm kiếm nguồn hàng online là phương pháp linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp thông qua các nền tảng thương mại điện tử B2B lớn như:
- Alibaba: Là một trong những nền tảng lớn nhất thế giới, Alibaba cung cấp hàng triệu sản phẩm từ hàng ngàn nhà cung cấp trên toàn cầu. Bạn có thể sử dụng các bộ lọc tìm kiếm để dễ dàng tìm nguồn hàng phù hợp và so sánh giá cả.
- Made-in-China: Nền tảng này nổi tiếng với các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng từ Trung Quốc. Bạn có thể tìm kiếm sản phẩm và liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất.
- Global Sources: Đây là nền tảng giúp kết nối các doanh nghiệp với các nhà sản xuất tại Trung Quốc và châu Á, với nhiều sản phẩm công nghệ, tiêu dùng và công nghiệp.
Ngoài ra, các trang web đấu giá như eBay, Overstock cũng là những nơi lý tưởng để tìm kiếm các mặt hàng tồn kho hoặc giảm giá mà bạn có thể bán lại trên Amazon.
Tham gia các hội chợ và triển lãm
Đây là cách truyền thống nhưng vô cùng hiệu quả để tìm kiếm nguồn hàng vì bạn có thể gặp gỡ trực tiếp rất nhiều nhà sản xuất và nhà phân phối từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Các sự kiện này không chỉ giúp bạn tìm sản phẩm phù hợp với nhu cầu mà còn là cơ hội để thỏa thuận trực tiếp về giá cả, điều khoản thanh toán, thời gian giao hàng, và các chính sách hợp tác dài hạn.
Hàng năm, nhiều hội chợ và triển lãm thương mại được tổ chức tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi các doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp các nhà cung cấp. Một số sự kiện tiêu biểu như:
- Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo): Đây là sự kiện thường niên thu hút các doanh nghiệp trong nhiều ngành hàng từ sản xuất, tiêu dùng đến công nghệ.
- Triển lãm Quốc tế về Gỗ và Chế biến Gỗ: Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nội thất hay đồ gỗ, đây là sự kiện giúp bạn tìm kiếm nguồn hàng chất lượng cao.
- Triển lãm Quốc tế Ngành Nhựa và Cao Su: Cung cấp cơ hội để bạn tiếp cận các nhà sản xuất nguyên vật liệu nhựa và cao su.
- Triển lãm Quốc tế Thể thao & Giải trí ngoài trời Việt Nam: Dành cho những người bán hàng trong lĩnh vực thể thao, thiết bị giải trí, và hoạt động ngoài trời.
Những hội chợ này giúp bạn không chỉ tìm được sản phẩm độc đáo mà còn tạo điều kiện để thỏa thuận giá cả và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp.
Tham gia các cộng đồng người bán hàng Amazon
Tham gia các cộng đồng trực tuyến là cách tuyệt vời để học hỏi kinh nghiệm và nhận được những lời khuyên hữu ích từ những người bán hàng khác. Thông qua các diễn đàn, nhóm mạng xã hội, bạn có thể kết nối với những người có kinh nghiệm và tìm được nguồn cung cấp phù hợp. Một số cộng đồng hữu ích bao gồm:
- Reddit (r/AmazonSeller): Diễn đàn nơi các nhà bán hàng trên Amazon chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm về tìm kiếm nguồn hàng, quản lý bán hàng, và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Các nhóm Facebook: Có rất nhiều nhóm Facebook dành cho người bán hàng trên Amazon tại cả Việt Nam và trên khắp thế giới, nơi bạn có thể hỏi đáp và chia sẻ thông tin về nhà cung cấp, sản phẩm và chiến lược bán hàng. Một số cộng đồng tiêu biểu có thể kể đến Amazon Sellers Viet Nam, Cộng đồng Amazon Sellers VN,…
- LinkedIn: Đây là nền tảng giúp bạn xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp với các nhà cung cấp và các chuyên gia trong ngành. Bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy thông qua các kết nối kinh doanh.
Việc tham gia các cộng đồng này không chỉ giúp bạn mở rộng mối quan hệ, mà còn giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có khi lựa chọn nhà cung cấp thông qua các đánh giá và đề xuất từ cộng đồng.
>>> Đọc thêm: Cách bán hàng trên Amazon: Cẩm nang cho người mới bắt đầu
Một số nguồn hàng đáng tin cậy để bán trên Amazon
Dưới đây là danh sách một số nguồn hàng giúp bạn khởi nghiệp hoặc mở rộng kinh doanh trên Amazon.
Các sàn thương mại điện tử
Các nền tảng B2B như Alibaba, Made-in-China, và ThomasNet cũng là điểm dừng lý tưởng để các nhà bán buôn tìm nguồn cung hàng hóa, với hàng triệu sản phẩm từ các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Khi tìm kiếm sản phẩm qua các nền tảng này, bạn có thể tận dụng nhiều công cụ và bộ lọc thu hẹp phạm vi tìm kiếm sẵn có.
Việc lấy hàng trên Alibaba bán trên Amazon hay từ các sàn thương mại điện tử khác không chỉ phù hợp với những người bán online chênh lệch giá (online arbitrage) mà còn hữu ích với cả những nhà bán hàng sở hữu thương hiệu riêng (private label). Bạn có thể sử dụng các nền tảng như Alibaba hay Global Sources để tìm kiếm các nhà cung cấp hay xưởng gia công, đồng thời so sánh các nhà cung cấp và xem đánh giá từ những người dùng khác để kiểm tra độ tin cậy trước khi quyết định hợp tác với họ.
Các chuỗi bán lẻ vật lý & online
Walmart, Target, Costco hoặc các trung tâm bán lẻ tại địa phương là các chuỗi bán lẻ thường có các đợt giảm giá mạnh vào những thời điểm nhất định trong năm như Black Friday, Cyber Monday, hay các sự kiện thanh lý cuối mùa. Các nhà bán lẻ có thể mua sản phẩm giá rẻ vào các đợt sale của các cửa hàng lớn và sau đó bán lại trên Amazon với mức giá cao hơn để thu lợi nhuận.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm nguồn hàng online, các trang web như Walmart, Costco hoặc Sam’s Club thường có chương trình giảm giá lớn trên website của họ, giúp bạn tìm được các sản phẩm với giá ưu đãi.
Trang web đấu giá
Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm giá rẻ trên các trang web đấu giá như eBay, Overstock, đặc biệt nếu bạn hướng tới các mặt hàng đã qua sử dụng hoặc tồn kho với giá ưu đãi. Đây là nguồn hàng tiềm năng để bạn bán lại trên Amazon, đặc biệt là với các sản phẩm có giá trị cao nhưng khó tìm. Ví dụ, một nhà bán hàng có thể mua số lượng lớn các máy ảnh qua sử dụng trên eBay với giá rẻ, sau đó bán lại trên Amazon với mức giá cao hơn nhờ việc tân trang lại sản phẩm.
Nhà máy sản xuất hoặc xưởng gia công
Thông thường, việc mua trực tiếp từ các nhà máy sản xuất hoặc xưởng gia công sẽ giúp bạn có được mức giá tốt nhất. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các nhà máy này thông qua các hội chợ và triển lãm thương mại hoặc tìm kiếm trên mạng. Các nhà máy này thường cung cấp mức giá tốt nhất vì không qua trung gian, và bạn có thể kiểm định chất lượng tốt hơn.
Đặc biệt, các nhà bán hàng dự định khai thác tiềm năng từ chính các ngành nghề truyền thống tại Việt Nam có thể “một mũi tên trúng hai đích” khi vừa tìm được các xưởng gia công giá rẻ và góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng, vừa đưa được các sản phẩm Việt Nam vươn tầm thế giới.
Nhà phân phối chính thức
Nếu bạn muốn bán các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu lớn nhưng gặp khó khăn trong việc liên hệ trực tiếp và đàm phán với nhãn hàng thì mua hàng từ các nhà phân phối chính thức là một lựa chọn an toàn và đáng tin cậy.
Điều này đảm bảo rằng sản phẩm của bạn là hàng thật và bạn không lo vấn đề về chất lượng hay bản quyền. Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh các sản phẩm công nghệ hoặc mỹ phẩm, khách hàng sẽ rất chú trọng chất lượng hàng hóa nên bạn cần chú trọng việc tìm nguồn cung uy tín.
Trong trường hợp bạn mua hàng từ các đối tác của thương hiệu, bạn cần xác thực xem nhà phân phối hay đại lý đó có phải đối tác trực tiếp của nhãn hàng hay không. Hãy kiểm tra giấy phép kinh doanh, thư ủy quyền thương hiệu, vị trí văn phòng và kho hàng, điểm xếp hạng của phòng kinh doanh, và cân nhắc các thông tin khác (chẳng hạn như phản hồi của những người mua hàng trước).
Các nền tảng cung ứng dịch vụ dropshipping
Nếu bạn không muốn lưu trữ hàng tồn kho, mô hình dropshipping là lựa chọn lý tưởng. Bạn chỉ cần liên kết với các nhà cung cấp, và họ sẽ trực tiếp giao sản phẩm đến khách hàng của bạn. Các nền tảng cung ứng dropshipping nổi bật bao gồm Oberlo, SaleHoo, và Wholesale2B là nguồn cung cấp phổ biến cho các nhà bán lẻ dropshipping. Bên cạnh đó là các nền tảng thương mại điện tử như AliExpress, SaleYee, Spocket cũng là nơi bạn có thể tìm kiếm nhiều sản phẩm đa dạng với giá tốt.
Lưu ý khi tìm nguồn hàng để bán trên Amazon
Trước khi tìm nguồn cung cấp sản phẩm, người bán cần thực hiện những bước chuẩn bị thiết yếu sau:
Kiểm tra danh mục các sản phẩm được bán trên Amazon
Trước khi bắt đầu mua hàng hóa để kinh doanh, bạn cần phải kiểm tra kỹ danh mục sản phẩm mà Amazon cho phép bán. Một số mặt hàng như sản phẩm y tế, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, và các sản phẩm liên quan đến sức khỏe có thể bị hạn chế hoặc cấm bán tùy vào quốc gia. Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn chọn không thuộc những danh mục này để tránh các rủi ro pháp lý hoặc bị hạn chế quyền bán hàng.
Xác định hình thức kinh doanh trên Amazon
Tùy thuộc vào hình thức bán hàng trên Amazon của bạn, các nguồn hàng phù hợp cũng sẽ khác nhau. Trước khi tiến hành tìm kiếm, hãy xác định rõ ràng liệu bạn muốn kinh doanh theo hình thức bán buôn, bán lẻ chênh lệch giá, bán online chênh lệch giá, kinh doanh thương hiệu riêng, hay dropshipping. Việc hiểu rõ mô hình kinh doanh giúp bạn lựa chọn nhà cung cấp phù hợp hơn và phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Đánh giá và xác thực nhà cung cấp
Là người bán, bạn có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng là các sản phẩm chất lượng đến từ các nhà cung ứng uy tín. Để chắc chắn rằng sản phẩm an toàn và đem lại giá trị cho khách hàng, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố sau:
- Giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
- Thành phần, nguyên vật liệu sản phẩm
- Tên tuổi của nhà cung cấp
- Đánh giá sản phẩm và nhà cung cấp (bạn có thể tìm kiếm các đánh giá và xếp hạng trên các trang web như Alibaba, Global Sources, ThomasNet hoặc Better Business Bureau)
Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ
Khi bán hàng trên Amazon, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm được đăng bán trên Amazon không được phép vi phạm bản quyền, bằng sáng chế, hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ bên nào. Vi phạm các quy định này có thể dẫn đến việc sản phẩm của bạn bị gỡ bỏ, tài khoản bán hàng bị khóa, hoặc tệ hơn là phải đối mặt với các vụ kiện pháp lý.
Lưu giữ tất cả tài liệu liên quan
Việc lưu giữ các tài liệu (ví dụ: hóa đơn mua hàng cho nguyên liệu thô hoặc thành phẩm, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ…) là rất quan trọng để chứng minh mối quan hệ của bạn với các sản phẩm mà bạn bán. Các tài liệu này phải chứa đầy đủ thông tin về nhà cung cấp như tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, cùng với tên doanh nghiệp, địa chỉ và thông tin liên hệ của bạn.
3 mẹo tìm nguồn hàng để bán trên Amazon hiệu quả
Để giúp quá trình tìm kiếm nguồn hàng của bạn hiệu quả hơn, dưới đây là 3 mẹo thiết thực được đúc kết từ kinh nghiệm thực chiến của các chuyên gia Mega Digital:
#1 So sánh các nhà cung cấp
Thay vì nhập hàng từ nhà cung cấp đầu tiên mà bạn gặp, hãy tiếp tục tìm kiếm và so sánh các bên khác nhau trước khi ra quyết định. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả, đồng thời tránh bị áp lực bởi các nhà cung cấp ban đầu.
Trong số các khách hàng của Mega Digital, một nhà bán lẻ (trong ngành điện tử) đã đưa ra so sánh giữa các nhà cung cấp tại Vietnam Expo. Mặc dù một nhà cung cấp đưa ra giá cao hơn, họ có chính sách bảo hành và dịch vụ hậu mãi ưu việt, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Vì vậy, khách hàng đã quyết định hợp tác với nhà cung cấp đó.
#2 Đặt mua sản phẩm mẫu
Trước khi cam kết mua số lượng lớn, bạn có thể mua hoặc yêu cầu nhà cung cấp gửi sản phẩm mẫu để trực tiếp đánh giá chất lượng sản phẩm. Hãy chú ý đến bao bì, vật liệu sử dụng và độ hoàn thiện tổng thể của sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở một nhà cung ứng, bạn nên so sánh các mẫu sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để đảm bảo bạn tìm ra được lựa chọn tốt nhất.
Thực tế, Mega Digital đã hỗ trợ một số khách hàng yêu cầu sản phẩm mẫu từ vài nhà cung cấp khác nhau trong ngành hàng thời trang. Sau khi kiểm tra chất lượng vải và độ hoàn thiện, họ quyết định chọn nhà cung cấp không chỉ có sản phẩm đẹp mà còn có giá thành hợp lý và đáp ứng tốt yêu cầu về bao bì.
#3 Đàm phán các điều khoản với nhà cung ứng
Nhiều người bán mới thường e ngại việc thương thảo với các nhà cung cấp, đặc biệt nếu nhà phân phối đó đã có kinh nghiệm lâu năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Mega Digital, bạn đừng ngại đàm phán các điều khoản tốt hơn, cho dù là về giá cả, số lượng đặt hàng tối thiểu (MOQ) hay điều kiện vận chuyển. Các nhà cung cấp có điều khoản linh hoạt cho thấy họ sẵn sàng xây dựng mối quan hệ lâu dài với bạn.
Ví dụ, nhà bán hàng có thể thương lượng với nhà cung cấp để giảm MOQ từ 1000 xuống 500 đơn vị, giúp giảm thiểu rủi ro khi nhập hàng ban đầu. Qua đó, người bán sẽ có cơ hội thử nghiệm thị trường với chi phí thấp hơn mà không cần cam kết số lượng lớn ngay lập tức.
Kết luận
Tìm nguồn hàng để bán trên Amazon là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đánh giá cẩn thận. Việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và tuân thủ các quy định của Amazon sẽ giúp bạn kinh doanh thành công và phát triển lâu dài. Với các gợi ý về nguồn cung và mẹo tìm kiếm sản phẩm trong bài viết này, bạn đã có nền tảng vững chắc để bắt đầu hành trình kinh doanh trên Amazon. Chúc bạn kinh doanh thành công!