Mega Digital Logo
TikTok
TikTok
BLOG

TikTok Shop là gì? Hướng dẫn đăng ký và bán hàng từ A-Z

Ra mắt vào cuối tháng 4/2022, Tiktok Shop của Bytedance mang lại một trải nghiệm thương mại điện tử toàn diện hoàn toàn mới cho toàn bộ người dùng trên TikTok. Với cơ hội mà TikTok Shop đem lại, giờ đây nhà bán hàng, nhà sáng tạo nội dung đều có thể tiếp cận với các cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng. Vậy TikTok Shop là gì? Vì sao nên bán hàng trên TikTok Shop? Cách thiết lập gian hàng TikTok Shop như thế nào?

Hãy cùng Mega Digital tìm hiểu tất tần tật về TikTok Shop trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

TikTok Shop là gì?

TikTok Shop là một gian hàng được tích hợp trực tiếp vào tài khoản TikTok của người dùng. Nó cho phép người dùng mua bán trực tiếp trong ứng dụng. Người mua có thể trực tiếp lựa chọn mẫu mã, thanh toán và đánh giá sản phẩm tương tự trên các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada mà không phải chuyển sang một nền tảng khác.

TikTok Shop là gì?

Nguồn: TikTok

Đặc biệt, TikTok là một nền tảng cung cấp các video giải trí có nội dung ngắn. Do đó, người bán hàng hay nhà sáng tạo nội dung cần phải đầu tư nhiều chất xám. Để khiến các video về sản phẩm lên được xu hướng. Hoặc kết hợp hoạt động livestream bằng tài khoản cá nhân để thu về nhiều lượt mua hàng.

Livestream TikTok Shop

Nguồn: TikTok

Vậy chốt lại, TikTok Shop là gì? Theo đánh giá của các chuyên gia, TikTok Shop vừa là nơi lý tưởng để người dùng khám phá và mua sắm đa dạng loại sản phẩm, vừa là “mảnh đất màu mỡ” cho những nhà bán lẻ, doanh nghiệp muốn tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng mới, tăng độ phủ thương hiệu từ đó tăng x2, x3 doanh thu.

Giao diện của TikTok Shop

Dưới đây là những ảnh chụp giao diện TikTok Shop dành cho nhà bán hàng và người dùng. Để bạn có thể hình dung và có cái nhìn trực quan, cụ thể nhất về tính năng này nhé!

Giao diện TikTok Shop của nhà bán hàng

Trang chủ của trang quản lý TikTok Shop dành cho nhà bán hàng có giao diện dưới đây:

Giao diện TikTok Shop của nhà bán hàng​

Cột menu sẽ có các mục quản lý như Sản phẩm, Đơn hàng, Vận chuyển,… Nếu bạn từng vận hành shop kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada thì chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với giao diện này.

Giao diện TikTok Shop của nhà sáng tạo nội dung

Giao diện TikTok Shop cho nhà sáng tạo nội dung

Giao diện TikTok Shop của người dùng

Giao diện TikTok Shop cho người dùng

Đánh giá bối cảnh TikTok Shop tại Việt Nam

Đánh giá bối cảnh TikTok Shop tại Việt Nam

Xu hướng mua hàng online của người Việt tăng cao

Từ khi Covid-19 bùng phát, hoạt động mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đã tăng đột biến. Nguyên nhân chính là do chính sách cách ly của chính phủ. Đồng thời, các quảng cáo mua hàng đến từ các ông vua trong ngành như Shopee, Tiki, Lazada,… Trải qua 3 năm Covid, giờ đây, việc mua sắm và thanh toán sản phẩm trên các gian hàng online đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.

Theo khảo sát của Lazada & Milieu Insight, hơn 81% người Việt Nam công nhận rằng mua hàng qua mạng đã trở thành một thói quen thiết yếu. Ngoài ra, 85% cho biết rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng online kể từ sau đại dịch.

Tại Việt Nam, doanh thu và số lượng đơn đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử đã tăng gấp 2 lần. Tính riêng năm 2021, số danh mục hàng hóa mà người dùng Việt mua sắm trực tuyến tăng 50%. Số gian hàng online tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước.

Hoạt động mua sắm của người Việt thay đổi sau đại dịch

Đại dịch Covid-19 đã chuyển đổi thói quen mua sắm của người dân Việt Nam từ Offline (mua sắm trực tiếp) sang Online (mua sắm trực tuyến). Chủ yếu là đối tượng trẻ, người dùng TikTok đã thông thạo với việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử khác nên việc mua hàng trực tiếp trên ứng dụng TikTok cũng không có gì là khó khăn đối với họ.

Một số thói quen mà các sàn thương mại điện tử đã hình thành cho người dùng TikTok Việt Nam:
  • Mua bán thông qua ứng dụng mobile
  • Đọc review sản phẩm, check độ uy tín của shop trước khi mua
  • Thanh toán trước bằng thẻ Visa, Mastercard hoặc ví điện tử MoMo, Paypal,…
  • Nhận ship các đơn hàng từ các sàn thương mại điện tử.

Các hoạt động mua sắm trên tưởng chừng như là những hoạt động vô cùng bình thường trong đời sống. Tuy nhiên, nó chính là kết quả, là thành công của các sàn thương mại điện tử trong việc thay đổi thói quen người tiêu dùng. Đây sẽ là “bàn đạp” giúp TikTok Shop trở thành một kênh mua sắm phổ biến sau này.

Lí do nên sử dụng TikTok Shop là gì?

Tại sao nên sử dụng TikTok Shop? Lí do nên dùng TikTok Shop là gì? Đây là những câu hỏi mà bạn đang thắc mắc phải không?

Hãy cùng Mega Digital tìm hiểu chi tiết hơn về những nguyên nhân khiến cho vô số các nhãn hàng, thương hiệu lớn bé đầu tư và phát triển cửa hàng của mình trên nền tảng TikTok Shop này là gì nhé!

Tại sao nên sử dụng TikTok Shop

Sở hữu đối tượng khách hàng tiềm năng

Người dùng TikTok chủ yếu là gen Z và cuối gen Y, có độ tuổi từ 12 đến 40 tuổi. Đây là độ tuổi có sức mua lớn. Bên cạnh đó, họ còn có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động thương mại điện tử. Tệp người dùng này vẫn tiếp tục mở rộng và có xu hướng tăng nhanh về số lượng trong tương lai.

Khả năng lan toả không giới hạn

Điểm đặc biệt của thuật toán phân phối nội dung trên TikTok là ưu tiên chất lượng nội dung. Các video có nội dung đem lại nhiều giá trị sẽ được Tiktok phân phối video đó tới hàng nghìn người xem chỉ sau một đêm. 

Các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử khác thường sẽ cần thời gian để:
  • Phân tích hành vi, thói quen người dùng.
  • Từ đó lựa chọn đối tượng phù hợp để phân phối nội dung.
  • Thuật toán của TikTok hoạt động ngược lại. Nó phân phối thử nội dung cho một lượng người dùng nhất định để kiểm tra tương tác và thu thập thông tin.
  • Sau đó, dựa trên tín hiệu phản hồi từ người dùng, TikTok sẽ mở rộng phạm vi phân phối nội dung cho những người khác nếu nội dung đạt đủ chất lượng yêu cầu. 

Đây là một lợi thế lớn dành cho nhà bán lẻ mới muốn mở gian hàng TikTok Shop. Vì các shop sẽ bình đẳng trong việc được phân phối nội dung. Mọi người cần tập trung vào việc sáng tạo nội dung, đem lại nhiều lợi ích cho người xem. Thì dù shop cũ hay mới, follow nhiều hay ít, nội dung đều được phân phối tới lượng người dùng tương xứng.

Tỷ lệ chuyển đổi cao

Ưu điểm của TikTok Shop

Một điểm khác biệt của TikTok là nội dung chỉ hiển thị với một định dạng duy nhất là Video. Đây là dạng nội dung dễ mang lại nhiều cảm xúc cho người xem. Nó có khả năng tạo nhu cầu và kêu gọi hành động bằng cả hình ảnh và âm thanh. Vì vậy, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với các dạng nội dung khác. Minh chứng là cuộc đua video ngắn để cạnh tranh với TikTok. Đến từ các ông lớn về sản xuất nội dung bằng video như Youtube (Youtube short) hay Facebook (Facebook Reel). Thậm chí Shopee cũng tham gia cuộc đua này bằng việc cho ra mắt Shopee Video tại thị trường Indo.

Với TikTok Shop, nhà bán hàng cần chuẩn bị tâm thế bùng nổ đơn hàng bất kỳ lúc nào từ khi đăng tải nội dung. Với các sàn thương mại điện tử khác, việc có trăm hay nghìn đơn hàng từ khi mới mở shop là điều không thể. Nhưng với TikTok Shop, việc có vài nghìn đơn hàng chỉ sau 1-2 ngày là hoàn toàn bình thường. Với điều kiện nội dung của shop được lên xu hướng và nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.

Xu hướng kết hợp giữa giải trí và mua sắm

Xu hướng Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí) đã trở thành một thói quen mới dưới tác động của Covid-19. Đây không còn là xu hướng mới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Song, shoppertainment vẫn thể hiện được độ “hot” qua khả năng lôi kéo người dùng. 

Với Shoppertainment, khi người dùng tham gia hoạt động giải trí như xem video, chơi trò chơi,… các sản phẩm sẽ tìm đến người tiêu dùng. Đồng thời, kích thích họ phát sinh nhu cầu thay vì có nhu cầu rồi mới tìm kiếm sản phẩm.

Theo một báo cáo về xu hướng thị trường TikTok tại Việt Nam, 50% lượng người dùng thừa nhận họ đã khám phá ra sản phẩm hoặc thương hiệu mới trong khi đang sử dụng mạng xã hội. Đáng chú ý là 89% trong số đó phát sinh nhu cầu mua sản phẩm sau khi xem video trên TikTok. 

Một ví dụ điển hình như hashtag challenge #TikTokMadeMeBuyIt là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc người dùng không phát sinh nhu cầu mua hàng cho đến khi xem TikTok. Hashtag này đã đạt tới 3,6 tỷ lượt xem (thống kê tháng 7/2021).

Tiết kiệm thời gian mua sắm

Khi chưa có TikTok Shop, người dùng phải thực hiện một quy trình mất nhiều thời gian gồm: 

  • Click vào link trong bio của chủ kênh
  • Tìm kiếm sản phẩm mình quan tâm ở trên một landing page khác.
  • Click vào link dẫn đến trang sản phẩm trên ứng dụng của Shopee/ Lazada
  • Hoàn tất quy trình thanh toán trên ứng dụng.

Sử dụng TikTok Shop giúp cắt giảm được một lượng lớn thời gian và số thao tác cho người dùng. Vì link gian hàng được đính kèm ngay trên video, người dùng có thể dễ dàng bấm vào link dẫn trực tiếp đến trang mua sản phẩm của TikTok Shop. 

Điểm khác biệt nổi bật nhất là các hoạt động mua sắm và thanh toán được tích hợp trọn vẹn trong ứng dụng TikTok. Nghĩa là khách hàng không phải chuyển sang một ứng dụng hay nền tảng khác để hoàn tất quy trình mua hàng. Điều này cũng giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của người dùng. Đồng thời, giảm thời gian chờ đợi và tình trạng “treo thiết bị” khi chuyển qua lại các ứng dụng.

Các điểm hạn chế của TikTok Shop là gì?

So với các sàn thương mại điện tử lâu năm, TikTok Shop vẫn còn khá mới. Vì vậy, nó không tránh khỏi nhiều điểm hạn chế đang hiện hữu ở thị trường Việt Nam. Vậy những điểm hạn chế của TikTok Shop là gì?

Traffic và lượt chuyển đổi phụ thuộc vào nội dung

Traffic là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi. Và với TikTok Shop, có traffic thì mới có lượt chuyển đổi, có đơn hàng.

Khác với các sàn thương mại điện tử khác, traffic của TikTok Shop đến từ nội dung trên kênh bán hàng mà bạn đăng tải. Nói cách đơn giản là nếu bạn không sáng tạo nội dung mới hoặc không đầu tư sự chất lượng cho video thì sẽ không có traffic và không có đơn hàng. 

Dù cho shop của bạn có nhiều thành tựu hay là hoạt động lâu năm, gian hàng của bạn sẽ không được người dùng truy cập vào nếu không có nội dung mới trên kênh. Vì vậy, nhà bán hàng bắt buộc phải liên tục sáng tạo nội dung nếu muốn lượt traffic vào gian hàng duy trì ổn định.

Nhu cầu mua hàng xuất phát từ cảm xúc

Trên các nền tảng khác như Shopee, Lazada,… nhu cầu mua hàng đến từ phía người dùng. Họ chủ động tìm kiếm, nghiên cứu sản phẩm, so sánh giá và đưa ra quyết định mua dựa nhiều nhiều yếu tố như tỷ lệ đánh giá, lượt bán,… Do đó, nhà bán hàng luôn nắm bắt được những chỉ số cần cải thiện để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho cửa hàng.

Với TikTok Shop, nhu cầu mua hàng hình thành được từ cảm xúc khi xem video hoặc livestream bán hàng. Việc quyết định mua chủ yếu phụ thuộc vào cảm xúc mà video mang lại. Cảm xúc là thứ khó kiểm soát, khó dự đoán vì mỗi người sẽ có những cảm xúc khác nhau khi xem cùng 1 nội dung. Do đó, các nhà bán hàng muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng chỉ có thể tập trung tối ưu về mặt chất lượng nội dung.

Mô hình vận hành của TikTok Shop tại Việt Nam

Mô hình vận hành của TikTok Shop là gì? Có hoạt động gì khác so với các sàn thương mại điện tử khác? Nếu so sánh với các ông lớn trong ngành thì TikTok Shop hầu như không khác gì.

Các thành phần tham gia một hoạt động mua sắm với TikTok gồm: 
  • Nhà bán hàng
  • Khách hàng
  • Đơn vị vận chuyển
  • Hệ thống TikTok
Mô hình vận hành của TikTok Shop
Mô hình vận hành của TikTok Shop cụ thể gồm các hoạt động sau:

– Đăng sản phẩm: Nhà bán hàng (Seller) đăng sản phẩm lên gian hàng TikTok Shop trong Seller Center.

– Tiếp thị liên kết: Các nhà sáng tạo nội dung gồm các Idol, TikToker, KOL, KOC,… có thể đăng ký làm tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) với điều kiện kênh có tối thiểu 10.000 follower. Các video tạo bởi các nhà sáng tạo nội dung sẽ giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận được với lượng người dùng lớn do đã có sẵn lượng người theo dõi ổn định.

– Đặt hàng: Khách hàng tiếp cận tới sản phẩm thông qua video gắn link sản phẩm hoặc thông qua hình thức livestream (phát trực tiếp). Khách hàng đặt đơn hàng trên chính nền tảng TikTok mà không cần sử dụng bất cứ ứng dụng thứ 3 nào khác.

– Thanh toán: TikTok hiện không cung cấp hình thức nhận hàng thanh toán (COD). Tiền của khách hàng sẽ chuyển vào hệ thống của TikTok trước khi thanh toán cho nhà bán hàng và các đơn vị dịch vụ liên quan. Sau khi người dùng thanh toán, nhà bán hàng sẽ xác nhận đơn và đóng gói sản phẩm. 

– Vận chuyển: Đối tác vận chuyển hiện nay của TikTok Shop là J&T. Đơn vị vận chuyển này sẽ tới lấy hàng tại kho nhà bán hàng và chuyển tới cho người mua.

– Thu phí trên mỗi đơn hàng thành công: Với vai trò là trung gian thanh toán, TikTok thu phí nhà bán hàng tại thị trường US/UK là 5%, Indo là 1%. Tại Việt nam, mức phí bán hàng sẽ bắt đầu từ 1% và sẽ điều chỉnh dần tùy vào chiến lược của TikTok

Điều kiện để mở gian hàng TikTok Shop là gì?

Điều kiện để mở gian hàng TikTok Shop


Đối với doanh nghiệp công ty

  • Có pháp nhân tại Việt Nam
  • Có giấy phép kinh doanh, mã số thuế doanh nghiệp
  • Tài khoản ngân hàng, tên tài khoản của doanh nghiệp đồng nhất với tên pháp nhân trên giấy ĐKKD

Đối với nhà bán hàng cá nhân

  • Có CCCD hoặc CMND
  • Tài khoản ngân hàng có tên tài khoản trùng với tên trên CCCD
  • Là công dân Việt Nam và trên 18 tuổi

Lưu ý: Giấy tờ thủ tục bắt buộc phải là bản scan có màu, không chấp nhận ảnh chụp màn hình, ảnh mờ, in nghiêng, cắt xén nội dung.

Đối với nhà sáng tạo nội dung

  • Trên 18 tuổi
  • Tài khoản TikTok có tối thiểu 10.000 người theo dõi (followers)

Hướng dẫn đăng ký tài khoản TikTok Shop

Đăng ký tài khoản TikTok Shop

Có 2 cách đăng ký tài khoản TikTok Shop vô cùng đơn giản và thao tác đăng ký trên điện thoại cũng như trên máy tính đều giống nhau:

  • Đăng ký bằng tài khoản TikTok
  • Đăng ký bằng số điện thoại/email

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký TikTok Shop nhanh chóng chỉ với 3 bước!

Đăng nhập bằng tài khoản TikTok sẽ là tiện lợi nhất. Bạn sẽ rút ngắn được bước liên kết tài khoản TikTok Shop và tài khoản cá nhân/tài khoản doanh nghiệp. Nếu chưa sở hữu bất kỳ tài khoản TikTok nào, bạn cần đăng ký tài khoản TikTok trước khi đăng ký tài khoản TikTok Shop.

Hướng dẫn thiết lập TikTok Shop Seller Center

Bước 1: Xác minh giấy tờ doanh nghiệp

Khi vào trang chủ Seller Center, bạn cần tải lên các giấy tờ bằng cách bấm vào Xác minh ngay.

Xác minh giấy tờ doanh nghiệp


Sau đó, lựa chọn loại hình doanh nghiệp cá nhân/ công ty (1) và điền tên hiển thị (2).

Điền thông tin doanh nghiệp


Khi chọn được tên shop, bạn chọn loại giấy tờ để xác minh (3) và tải lên hình ảnh scan giấy tờ (4). 

  • Với doanh nghiệp do cá nhân sở hữu thì chỉ cần tải lên hình ảnh của CCCD hoặc Hộ chiếu.
  • Với Công ty thì bạn cần tải lên giấy Đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương.
Xác nhận thông tin doanh nghiệp


Hoàn tất việc tải các giấy tờ bằng cách bấm Gửi (5). TikTok sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lại thông tin và bấm Xác nhận

Thời gian xét duyệt thường sẽ mất khoảng 5 ngày làm việc. Trong khi chờ đợi bạn có thể thiết lập các thông tin khác và đăng tải sản phẩm đầu tiên.

Bước 2: Kiểm tra thông tin tài khoản

Kiểm tra thông tin tài khoản


Thông tin tài khoản sẽ được hệ thống tự động cập nhật từ bước đăng ký. Nếu muốn thay đổi thông tin, bấm vào Thay đổi.

Thông tin tài khoản sẽ được hệ thống tự động cập nhật từ bước đăng ký. Nếu muốn thay đổi thông tin, bấm vào Thay đổi.

Bước 3: Cập nhật thông tin người bán

Cập nhật thông tin người bán


Tại đây, bấm Tải lên để thiết lập logo của shop. Các thông tin khác sẽ được hệ thống tự động cập nhật sau 5 ngày xét duyệt hồ sơ.

Bước 4: Kiểm tra tình trạng xét duyệt thông tin doanh nghiệp

Kiểm tra tình trạng xét duyệt thông tin doanh nghiệp


Bạn có thể cập nhật tình trạng xét duyệt hồ sơ doanh nghiệp của hệ thống tại đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cung cấp thông tin thuế để sử dụng tính năng lập hóa đơn và báo cáo thuế. Việc sử dụng tính năng này là không bắt buộc.

Bước 5: Thêm mới/ quản lý nhãn hiệu

Thêm mới và quản lý nhãn hiệu


  • Cập nhật xác nhận đăng ký thương hiệu. (Mục này dành cho các chủ thương hiệu, Người bán ủy quyền cấp 1, Người bán ủy quyền cấp 2)
  • Gửi lại thông tin xác nhận để đăng ký thương hiệu nếu gửi lần 1 không thành công.

Bước 6: Cập nhật địa chỉ kho lấy hàng/ trả hàng

Cập nhật địa chỉ kho lấy hàng và trả hàng


  • Địa chỉ Kho lấy hàng là nơi đơn vị vận chuyển sẽ đến tiếp nhận đơn hàng và chuyển tới cho người mua.
  • Địa chỉ Kho trả hàng là địa chỉ hàng hoàn về nếu vận chuyển không thành công hoặc có những khiếu nại, hoàn trả hàng từ người mua.

Bước 7: Liên kết các tài khoản TikTok

Liên kết nhiều tài khoản TikTok


Bạn có thể liên kết các tài khoản TikTok nếu bạn có nhiều tài khoản khác nhau.

Một số lưu ý khi liên kết các tài khoản TikTok: 

  • Bạn chỉ được liên kết duy nhất 01 tài khoản chính thức nhưng có thể liên kết tối đa 04 tài khoản tiếp thị khác.
  • Các tài khoản chỉ có thể hủy liên kết vào ngày tiếp theo.
  • Bạn chỉ có tối đa 10 lần liên kết tài khoản trong vòng 180 ngày

Bước 8: Thêm sản phẩm trên tài khoản TikTok

Thêm sản phẩm trên tài khoản TikTok


Vào tab cửa hàng trong trang hồ sơ (1) → Bấm thêm sản phẩm vào danh sách sản phẩm (2)

Hoàn tất bước thêm sản phẩm là đã hoàn thành việc thiết lập gian hàng TikTok Shop. Giờ đây, bạn có thể bắt đầu quá trình bán hàng bằng việc Upload/Quay video về sản phẩm. Và chọn sản phẩm/ liên kết để ghim trên video.

Cách kiếm tiền với TikTok Shop

Có 2 cách thức kiếm tiền chính từ TikTok Shop:

Kinh doanh bằng tài khoản TikTok Shop

Đây là cách kinh doanh online khá phổ biến đối với cả cá nhân hay doanh nghiệp. Giống như các sàn thương mại điện tử khác, người dùng chỉ cần đăng tải sản phẩm, tiếp nhận đơn hàng, giao hàng,… là đã có thể bắt đầu bán hàng.

Do đó, chỉ cần bạn đảm bảo được việc duy trì nội dung chất lượng trên kênh thì kinh doanh trên TikTok Shop sẽ giúp bạn có một nguồn thu ổn định. Tuy nhiên, do cách làm dễ nên đồng nghĩa với việc độ cạnh tranh sẽ rất cao. Vậy nên, để có thể bán được hàng thì bạn sẽ cần tối ưu nhiều yếu tố khác của kênh. Như nội dung video gắn sản phẩm cần sự thú vị, lôi kéo được người mua. Bên cạnh đó, nó còn có thể gắn kết được sự tin tưởng đối với cửa hàng,…

Tiếp thị liên kết (TikTok Shop Affiliate)

TikTok Shop Affiliate


Từ giữa năm 2021, xu hướng Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) đã bắt đầu phổ biến trên các diễn đàn và mạng xã hội tại Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều các TikToker đã và đang kiếm được nhiều tiền từ hoạt động Affiliate. 

TikTok Shop Affiliate là hình thức marketing giúp nhà bán hàng có doanh thu thông qua đội ngũ sáng tạo nội dung (creators) của TikTok. Các nhà sáng tạo nội dung như Idol, TikToker, KOL, KOC,… sẽ quảng bá các sản phẩm cho nhà bán hàng bằng video trên kênh hoặc livestream và nhận hoa hồng trên mỗi sản phẩm bán được.

Lợi ích mà TikTok Shop Affiliate mang lại cho nhà bán hàng là gì?

Một trong những ưu điểm cho người làm Affiliate cho TikTok Shop là các link sản phẩm có thể đính kèm trực tiếp vào video. Điều này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm mua hàng của người dùng. Khi họ không cần chuyển đổi sang ứng dụng thứ 3 để hoàn tất quy trình mua hàng. Điều đó giúp tiết kiệm thời gian và tối giản thao tác cho người dùng.

Lợi ích của TikTok Shop Affiliate


Với tham vọng trở thành một nền tảng có sức ảnh hưởng lớn, TikTok Shop muốn tạo ra mạng lưới. Nơi mà các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò là cầu nối giữa người dùng và nhà bán hàng.

Điều kiện tham gia chương trình Affiliate đối với nhà sáng tạo nội dung

  • Trên 18 tuổi
  • Trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm đăng ký tham gia chương trình, không có bất kỳ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nào của TikTok.
  • Nội dung kênh phù hợp với hoạt động thương mại (review, bán sản phẩm)

Kết luận

TikTok Shop tuy không thể thay thế cho các sàn thương mại điện tử hiện nay. Nhưng có thể lấp đầy khoảng trống của các thị trường ngách còn đang bỏ ngỏ. Để có thể hoạt động kinh doanh TikTok Shop, nhà bán hàng cần chú trọng đến nội dung video. Vì đây là “vũ khí tối thượng” giúp sản phẩm tiếp cận được số lượng lớn người dùng. 

Hi vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về TikTok Shop là gì. Đồng thời, có cái nhìn toàn diện về tính năng này cũng như biết cách tạo, thiết lập tài khoản. Từ đó, phát triển doanh nghiệp của mình cùng TikTok Shop.

>>> Xem thêm: Bật mí 3 cách bán hàng trên TikTok không cần vốn, hiệu quả cao

5/5 - (2 bình chọn)

Tác giả

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm